Chiêm ngưỡng 'hô biến' đồ cũ thành đồ nội thất sang trọng, độc đáo

Chiêm ngưỡng 'hô biến' đồ cũ thành đồ nội thất sang trọng, độc đáo

(PLO)-  Từ những thứ cũ kỹ, bị bỏ đi như xoong nồi, quạt cũ, gỗ…, anh Dương Gia Hiếu (quận 3, TP.HCM) đã "hô biến" thành những món đồ nội thất sang trọng, độc đáo. Việc hồi sinh đồ cũ thành đồ nội thất này làm đẹp cho không gian sống, truyền cảm hứng sáng tạo cho nhiều người cùng niềm đam mê.

Nói về cơ duyên đến việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, biến đồ cũ thành đồ nội thất từ những thứ bỏ đi, anh Dương Gia Hiếu kể về thời điểm 5 năm trước, anh gom nhặt các món đồ bị vứt ngoài đường rồi chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người không nên xả rác. Lâu dần anh nhận thấy việc này tác động đến suy nghĩ, nhận thức của người khác không hiệu quả nên anh nảy ý tưởng hồi sinh đồ cũ thành đồ nội thất mới, hữu ích để lan toả thông điệp tái sử dụng đến với cộng đồng.

Kể từ đó đến nay, anh chàng 29 tuổi đã tạo ra hàng loạt sản phẩm nội thất "không đụng hàng" như đèn, bàn ghế, tủ sách, kệ… Nhiều người đã trầm trồ, thích thú với những vật dụng này và thử nghiệm hồi sinh đồ cũ thành đồ nội thất cho ngôi nhà của mình.

Hồi sinh đồ cũ
Những chiếc bàn, ghế, đèn đủ kiểu dáng, chất liệu, màu sắc khác nhau đều là sản phẩm do anh Hiếu sáng tạo nên. Ảnh: Ném
2 -hoi-sinh-do-cu .JPG
2.1 -hoi-sinh-do-cu .JPG
Trong quá trình hồi sinh đồ cũ thành đồ nội thất của mình, anh Hiếu đặc biệt tâm đắc với chiếc đèn được tạo nên từ lồng quạt cũ bỏ đi. Ảnh: Ném
3 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Trước đây, anh Hiếu học chuyên ngành thiết kế đồ hoạ tại trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM, sau thời gian tốt nghiệp, anh chuyển hướng làm nhiếp ảnh gia. Đến khi bén duyên với hồi sinh đồ cũ, anh đã dành toàn bộ thời gian trong ngày của mình để tập trung cho công việc này.
4 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thiện anh sẽ dành từ 1-2 tuần để cho ra thành phẩm, có khi anh phải mất đến 1 năm mới tạo nên đồ vật ưng ý nhất.
7.jpg
Đèn là sản phẩm được anh yêu thích trong quá trình sáng tạo. Trong bộ sưu các sản phẩm của mình, anh đã tạo nên hơn 30 mẫu đèn khác nhau. Ảnh: Ném
8 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Một mẫu đèn anh tạo nên từ miếng nhựa trong suốt uốn cong cho hiệu ứng như những ngọn nến cháy rực bên trong.
15 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Chiếc đèn này được anh Hiếu đặt tên là “Mực” bởi hình dáng giống một con mực, được tạo nên từ một nắp nồi với các râu mực xung quanh.
9 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Anh Hiếu không gọi những sản phẩm của mình là “tái chế” mà đúng nghĩa là “tái sử dụng”. Bởi lẽ, theo anh “tái chế” có nghĩa sản phẩm đã bị rã rời các bộ phận, biến đổi thành vật liệu mới, riêng các sản phẩm của anh chỉ biến đổi công năng và được tái sử dụng.
Copy of HIU06185.JPG
“Mình sử dụng một phần hoặc toàn bộ đồ vật cũ để kết hợp, lắp ráp thành món đồ mới, có công năng sử dụng mới. Chẳng hạn từ cái nắp nồi thì có thể sáng tạo thành một bộ phận của cái đèn ngủ chứ không biến đổi nó”, anh giải thích thêm. Ảnh: Ném
11 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Trong quá trình sáng tạo, anh hoàn toàn không lên bản vẽ hay thiết kế trước, các sản phẩm đều dựa vào sự sáng tạo ngẫu hứng. Anh mày mò cắt ghép, lắp ráp cho đến khi ưng ý nhất.
12.JPG
12.1. .JPG
Các món đồ cũ sau khi được kết hợp với nhau trong hình hài mới phải đảm bảo vừa thẩm mỹ, vừa có công năng mới, vừa an toàn. Vì thế, anh cân nhắc kỹ lưỡng theo tiêu chí: vật liệu đủ tốt, tạo ra công năng sử dụng hữu ích, bền vững. Ảnh: Ném
10 -hoi-sinh-do-cu. (1).jpg
Sau nhiều năm theo đuổi việc hồi sinh đồ cũ, anh Hiếu quyết định thuê một showroom tại hẻm đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP.HCM để trưng bày các sản phẩm của mình cũng như tạo không gian cho việc sáng tạo các sản phẩm độc đáo. “Showroom mở cửa hằng ngày để mọi người có thể đến vui chơi, tham quan, trải nghiệm trực tiếp các sản phẩm, thậm chí bất cứ ai cũng có thể đến đây bắt tay vào việc sáng tạo những đồ vật theo ý tưởng riêng của mình”, anh Hiếu chia sẻ. Ảnh: Ném
14 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Anh An Đỗ (24 tuổi) cầm trên tay mẫu đèn do mình thực hiện theo mẫu ở xưởng anh Hiếu. Anh cho biết: “Mình cũng là người đam mê làm các đồ vật thủ công, khi thấy anh Hiếu có những sản phẩm độc đáo từ những đồ vật bỏ đi mình đến để tìm hiểu, học hỏi và đặc biệt là tìm cảm hứng khơi gợi sự sáng tạo”. Anh cũng chia sẻ thêm, thay vì bỏ tiền để mua một sản phẩm mới thì việc tái sử dụng như cách của anh Hiếu rất lạ và hay, như thế vừa sở hữu sản phẩm “độc quyền”, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
13 -hoi-sinh-do-cu .jpg
Theo anh Hiếu, việc hồi sinh đồ cũ là cách để chống lãng phí, khuyến khích mọi người tái sử dụng đồ dùng thay vì vứt bỏ đi. “Hy vọng những sản phẩm của mình sẽ góp phần truyền cảm hứng sáng tạo, lan toả tinh thần bảo vệ môi trường, tiết kiệm cho người trẻ”, anh chia sẻ.

Đọc thêm