Toàn bộ nhà lụp xụp sẽ di dời, người dân bờ Bắc kênh Đôi vừa mừng vừa lo

Toàn bộ nhà lụp xụp sẽ di dời, người dân bờ Bắc kênh Đôi vừa mừng vừa lo

(PLO)- Dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi (quận 8, TP.HCM) hơn 7.300 tỉ đồng sẽ di dời toàn bộ nhà lụp xụp nằm trên, ven tuyến kênh rạch khiến nhiều người dân vừa mừng, vừa lo về cuộc sống mới.

bo-bac-kenh-doi-35.jpg
Mới đây, UBND TP.HCM vừa có quyết định phê duyệt dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi trên địa bàn quận 8.
bo-bac-kenh-doi-33.jpg
Dự án với tổng diện tích thu hồi khoảng 5,85 ha, hơn 1.600 trường hợp bị ảnh hưởng.
bo-bac-kenh-doi
Tổng mức đầu tư dự án hơn 7.300 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hơn 5.500 tỉ đồng , chi phí xây dựng hơn 837 tỉ đồng.
bo-bac-kenh-doi-46.jpg
Trước thông tin không còn cảnh tạm bợ, ô nhiễm, nhiều hộ dân sinh sống tại bờ Bắc kênh Đôi vừa mừng vừa lo khi nghĩ về cuộc sống mới.
bo-bac-kenh-doi-7.jpg
Ghi nhận dọc bờ Bắc kênh Đôi có hàng loạt căn nhà lụp xụp, được cất tạm bợ tạo nên khung cảnh nhếch nhác, gây mất mỹ quan đô thị.
bo-bac-kenh-doi-54.jpg
bo-bac-kenh-doi-55.jpg
Nước kênh đen ngòm, ngập ngụa rác thải, mùi hôi bốc lên nồng nặc, nhiều người sinh sống ven khu vực “ngửi riết rồi cũng thành quen”.
bo-bac-kenh-doi-39.jpg
Trong căn nhà ọp ẹp lấn hẳn ra mặt kênh ở phường 9 (quận 8) của bà Nguyễn Thị Phú hiện có 7 người sinh sống. Không xây bằng gạch, bê tông, sàn nhà của gia đình bà chỉ lót bằng những tấm ván cũ, vách và mái che dựng bằng các mái tôn dùng làm nơi trú ngụ đã hơn 30 năm.
bo-bac-kenh-doi-53.jpg
Bà Phú tâm sự, khu vực kênh ô nhiễm nặng, ruồi muỗi tập trung nhưng cũng đành chịu vì gia đình bà không còn sự lựa chọn nào khác. Trước thông tin TP.HCM chỉ đạo triển khai dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi, bà vừa mừng vừa lo bởi môi trường sẽ được cải thiện nhưng căn nhà của bà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà không biết sẽ được hỗ trợ ra sao để ổn định cuộc sống.
bo-bac-kenh-doi-49.jpg
Bà Phú cũng cho biết thêm, những hộ dân sinh sống ở khu vực đa số làm công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Họ buôn bán hàng rong, nhặt ve chai, làm thuê làm mướn… để trang trải cuộc sống. Nghe tin di dời, giải toả ai cũng mong mỏi với hy vọng mở ra một cuộc sống mới nhưng cũng đầy thấp thỏm vì chẳng biết sẽ làm gì để kiếm sống khi đến nơi ở mới.
bo-bac-kenh-doi-45.jpg
Cách đó không xa, căn nhà vỏn vẹn 66m² cặp mé kênh Đôi là gia tài ba mẹ chị Võ Thị Ánh Tuyết để lại cho ba chị em cùng 4 người cháu sinh sống. Diện tích khiêm tốn lại đông người ở nên các thành viên gặp nhiều bất tiện trong việc sinh hoạt, di chuyển.
bo-bac-kenh-doi-38.jpg
Nhiều năm trước chị Tuyết đã nghe phong thanh về chuyện quy hoạch kênh Đôi, thế nên dù căn nhà chật chội, xuống cấp, gia đình cũng chỉ chắp vá tạm bợ để che nắng che mưa qua ngày, không dám sửa sang nhiều. “Nghe tin nhà nước di dời nhà để làm dự án lòng tôi đầy thấp thỏm. Gia đình tôi đông chị em sinh sống chỉ hy vọng nhận được mức hỗ trợ thoả đáng để tất cả đều có nơi ở mới ổn định, con cái có chỗ học hành đàng hoàng”, chị chia sẻ.
bo-bac-kenh-doi-27.jpg
Chị Tuyết cũng tâm sự, con kênh đã gắn liền với cuộc đời chị từ lúc sinh ra, chất chứa bao kỷ niệm. Nghĩ về tương lai phải rời khỏi nơi này, lòng chị lại dâng trào cảm xúc.
bo-bac-kenh-doi-41.jpg
Tương tự, khoảng không gian “siêu chật” chỉ ngang 2m, dài 11m là nơi bà Trần Thị Lãnh (58 tuổi) cùng 2 người con sinh sống đã 20 năm qua. Hễ mưa thì thấm dột, nắng nóng lại bí bách, khó chịu. Bà Lãnh bày tỏ, khi nghe thông tin về dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi, những hộ dân sẽ được giải toả đền bù, ổn định cuộc sống mới, bà cũng như nhiều người đều rất mong ngóng.
bo-bac-kenh-doi-48.jpg
Thế nhưng, trước chuyện di dời, bà Lãnh vừa mừng nhưng cũng đầy trăn trở. Chồng bà vừa qua đời 1 tháng nay, một mình bà phải quán xuyến mọi việc gia đình, ai mướn làm gì bà làm đó để có thêm chi phí trang trải cuộc sống. Giờ đây nghĩ đến chuyện sẽ làm gì để sống khi dọn khỏi nơi đã gắn bó nhiều năm, chi phí bồi thường liệu có đủ để tái lập cuộc sống mới..., bà nhiều đêm suy nghĩ.
bo-bac-kenh-doi-42.jpg
Thuê nhà người quen làm nơi sinh sống đã hơn 30 năm, chị Bích Ngọc cho biết căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào nhưng không dám đổ tiền vào sửa chữa bởi sợ đến lúc giải toả lại “mất trắng”.
bo-bac-kenh-doi-47.jpg
Hiện tại căn nhà có 6 người cư ngụ, chị Ngọc cũng tận dụng không gian phía trước để mở quán nước buôn bán khoảng 10 năm nay.
bo-bac-kenh-doi-56.jpg
Càng đi vào bên trong, căn nhà càng ẩm thấp, đồ đạc bề bộn, rác thải ngập tràn phía sau nhà, mùi hôi tanh toả ra nồng nặc.
bo-bac-kenh-doi-12.jpg
“Thông tin cải tạo, xây dựng hạ tầng ở kênh Đôi là điều tốt, bà con ai cũng mong ngóng bởi con kênh đã quá ô nhiễm. Thế nhưng, tôi cũng rất tâm tư khi đã buôn bán lâu năm tại khu vực, giờ chuyển đi nơi khác lại mất khách mối, không biết có ổn định không”, chị Ngọc nói.
bo-bac-kenh-doi-28.jpg
Mục tiêu của dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi là di dời toàn bộ nhà lụp xụp nằm trên và ven các tuyến kênh rạch, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Những hộ dân sinh sống tại khu vực sẽ chuyển đổi từ chỗ ở tạm bợ có nguy cơ sạt lở, môi trường sống không đảm bảo sang chỗ ở ổn định, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
bo-bac-kenh-doi-16.jpg
Dự án cũng góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cải tạo hệ thống thoát nước, xây dựng cảnh quan đô thị văn minh hiện đại, hình thành và phát triển hạ tầng du lịch, phát triển giao thông đường thủy. Bên cạnh đó góp phần chỉnh trang đô thị, tăng diện tích mảng xanh và cây xanh, hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
bo-bac-kenh-doi-21.jpg
Dự án với nhiều hạng mục: xây dựng 4,3km kè phía bờ Bắc kênh Đôi, kết hợp nạo vét một phần lòng sông kênh Đôi phía bờ Bắc, mở rộng đường giao thông dọc bờ Bắc kênh Đôi (đường Hoài Thanh, đường Nguyễn Duy) theo quy hoạch (20m); xây dựng mới tuyến đường Nguyễn Duy nối dài (từ hẻm 157 Hưng Phú đến cầu chữ Y) theo quy hoạch (16m); xây dựng mới cầu Hiệp Ân 2.
bo-bac-kenh-doi-34.jpg
Dự án còn xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tuyến: hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hào kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng dọc theo đường Hoài Thanh, đường Nguyễn Duy; xây dựng một bến thủy nội địa (loại bến hành khách) vị trí xây dựng dọc kè bờ Bắc kênh Đôi tại phường 8, quận 8.

Đọc thêm