Chiến lược giữ chân khách hàng và hợp tác nhà cung cấp của SATRA

(PLO)- Đưa ra các chính sách bán hàng, chính sách giá hấp dẫn cho người tiêu dùng, đồng thời giúp các nhãn hàng, nhà cung cấp phát triển bền vững, khẳng định giá trị thương hiệu là cách SATRA gia tăng lợi thế cho cả hai bên, đồng thời khẳng định vị thế trên thị trường bán lẻ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khẳng định vai trò cầu nối

Vốn là ngành kinh tế đặc thù, bán lẻ ghi nhận sự tham gia của hai thành phần quan trọng: nhà sản xuất/nhà phân phối cung ứng sản phẩm và người tiêu dùng trực tiếp. Điều đáng nói, trong khi người tiêu dùng chuộng những doanh nghiệp bán lẻ - cầu nối giữa người tiêu dùng với nhà phân phối - coi họ như “thượng đế”, mạnh tay với các chương trình khuyến mãi, chế độ hậu mãi, giá ưu đãi… thì các nhà sản xuất cũng luôn muốn sản phẩm của mình bán được giá tốt nhất, tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.

Quy mô thị trường bán lẻ nước ta khá lớn, dự báo năm 2025 có thể lên tới 350 tỷ đô la. Miếng bánh lớn, xu thế thị trường luôn thay đổi đến chóng mặt, điều này khiến doanh nghiệp bán lẻ không thể đứng ngoài “guồng đua” của sự đổi mới, thích ứng. Điều này càng thôi thúc các nhà bán lẻ phải làm tròn vai trò “cầu nối” giữa nhà sản xuất/nhà phân phối với người tiêu dùng, tham gia chặt chẽ vào chuỗi cung ứng và quan trọng, dung hoà được lợi ích cả hai bên. Khi đó, doanh nghiệp bán lẻ mới có thể giành được lợi thế trên thị trường vốn đang chịu áp lực cạnh tranh lớn.

chien-luoc-giu-chan-khach-hang-va-hop-tac-nha-cung-cap-cua-satra.jpg
Gia tăng lợi ích kép đối với các nhà cung cấp cũng như người tiêu dùng là mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống bán lẻ Satra. Ảnh: SATRA

Nhận thức rõ thách thức của thị trường cùng vị thế doanh nghiệp, gia tăng lợi ích kép đối với các nhà cung cấp, nhãn hàng cũng như người tiêu dùng chính là mục tiêu, nhiệm vụ được Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành viên (SATRA) đặt ra ngay từ khi tham gia thị trường bán lẻ này.

Đó cũng là lý do khi các doanh nghiệp ngoại đang mải mê với câu chuyện về vốn, nguồn lực, về thiết kế cửa hàng, dòng tiền… thì các doanh nghiệp nội như SATRA lại tìm về với thế mạnh “hiểu tâm lý khách hàng Việt”, nỗ lực tìm hiểu chân dung người tiêu dùng để đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp. Bên cạnh đó, SATRA chú trọng gia tăng cơ cấu hàng nội địa, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

Cân bằng lợi ích khách hàng và nhà cung cấp

Với hệ thống phân phối hơn 190 cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods và 3 Trung tâm thương mại lớn: Centre Mall Phạm Hùng, Centre Mall Củ Chi và Centre Mall Võ Văn Kiệt (sắp đi vào hoạt động) cùng 3 siêu thị tự chọn Satramart, SATRA luôn tự tin với mục tiêu đã lựa chọn.

Từ lâu, người tiêu dùng không chỉ đơn thuần “đi chợ” mà còn cần được trải nghiệm, được gia tăng thêm nhiều tiện ích từ các nhà bán lẻ để thoả mãn nhu cầu mua sắm. Thấu hiểu điều này, Hệ thống bán lẻ SATRA đã đưa ra nhiều dịch vụ hấp dẫn.

chien-luoc-giu-chan-khach-hang-va-hop-tac-nha-cung-cap-cua-satra-2.jpg
Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt tại địa chỉ 1466 Võ Văn Kiệt, P3, Q6, TPHCM sắp đưa vào hoạt động. Ảnh: SATRA

Cụ thể, khách hàng được tận hưởng dịch vụ “đi chợ” cho khách bận rộn, dịch vụ đặt hàng qua điện thoại, Zalo, Shopee, vận chuyển miễn phí… Có nghĩa, chỉ cần chiếc điện thoại trên tay, bà nội chợ đã có tất cả các mặt hàng mình muốn, với mức giá công khai, phù hợp, mà không cần vất vả đi xa. Ngoài ra, bà nội trợ cũng có thể yên tâm khi các sản phẩm đã được nhân viên SATRA lựa chọn kỹ càng, nhất là mặt hàng thực phẩm, luôn đảm bảo tươi ngon.

Nắm bắt tâm lý khách hàng, mỗi năm SATRA tung ra 24 chương trình khuyến mãi (CTKM), tức trung bình mỗi tháng có hai chương trình được thực hiện. Thông tin hàng hóa sản phẩm khuyến mãi được SATRA giới thiệu thông qua tờ rơi, cẩm nang mua sắm, ứng dụng Satra Bonus, mạng xã hội như Facebook, Zalo OA... tiện lợi cho khách hàng tìm hiểu, tham khảo các mặt hàng.

Về khâu thanh toán, SATRA hợp tác cùng các sàn thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng online và các ví thanh toán điện tử (ShopeePay, VNPay, ZaloPay, Urbox, Momo) giúp việc thanh toán của khách hàng nhanh gọn, tiện lợi, đồng thời kèm theo nhiều chương trình tặng voucher cho khách hàng khi thanh toán đạt giá trị nhất định.

“Giữ chân” người tiêu dùng, quan tâm đến khách hàng nhưng SATRA không quên xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhà cung cấp, trên cơ sở cả hai cùng có lợi và cùng phát triển.

Chiến lược giữ chân khách hàng và hợp tác nhà cung cấp của SATRA.jpg
SATRA tạo điều kiện để các nhà cung cấp thực hiện những buổi dùng thử sản phẩm, quảng bá hướng dẫn cho người tiêu dùng cách sử dụng... Ảnh: SATRA

Để có được lượng chương trình khuyến mãi nhiều như vậy, SATRA đã hợp tác, thương thảo với các nhà cung cấp, bàn bạc, thống nhất đưa mức giá tốt cho người tiêu dùng và cả phía nhà sản xuất, tránh sự ép giá, gây khó, đánh đồng sản phẩm, đảm bảo sự bình đẳng khách quan giữa các nhãn hàng.

Các chương trình khuyến mãi tại Hệ thống bán lẻ SATRA đều có sự đồng hành từ các nhà cung cấp, nhãn hàng khác nhau. Thông thường, ngay từ những ngày đầu năm, SATRA đã xây dựng kế hoạch các chương trình khuyến mãi xuyên suốt năm. Chúng tôi sẽ cùng trao đổi, thống nhất từng chương trình cụ thể, từng sản phẩm, cơ cấu khuyến mại sẽ thực hiện thế nào để có ưu đãi tốt nhất cho người tiêu dùng tại các điểm bán của SATRA”, lãnh đạo SATRA chia sẻ.

Song song với các chương trình khuyến mãi, SATRA cũng tạo điều kiện để các nhà cung cấp thực hiện những buổi dùng thử sản phẩm, quảng bá hướng dẫn cho người tiêu dùng cách sử dụng... Đây là bước quan trọng giúp khách hàng hiểu sản phẩm, đồng thời giúp các nhãn hàng tiếp cận nhiều khách hàng, có thể nắm bắt tâm lý và nhu cầu người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó có các chiến lược sản xuất phù hợp.

Giai đoạn tới, SATRA vẫn nỗ lực duy trì các mục tiêu đã đề ra như hoàn thiện ứng dụng Satra Bonus với nhiều tiện ích cho khách hàng; thực hiện nhiều CTKM theo giảm giá sản phẩm; liên kết với các ngân hàng và ứng dụng thanh toán để có nhiều khuyến mãi dành cho khách; phối hợp các nhà cung cấp là doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp đạt chuẩn OCOP, doanh nghiệp có sản phẩm “tick xanh trách nhiệm” để thực hiện CTKM giảm giá hay dùng thử sản phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm xanh, sản phẩm an toàn cho khách hàng.

Theo thông tin từ lãnh đạo Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ đóng góp của khối doanh nghiệp bán lẻ nội địa mới chỉ chiếm chưa đến 40% tổng thị phần bán lẻ. Với nỗ lực từ các doanh nghiệp nội địa như SATRA, chúng ta có nhiều niềm tin để kỳ vọng về một bức tranh sáng hơn của doanh nghiệp bán lẻ trong nước, trong mục tiêu lấy lại thế cân bằng, khẳng định vị thế trên sân nhà.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm