Chính phủ nêu lý do tách Luật Giao thông đường bộ

(PLO)- Chính phủ nêu lý do tách luật Giao Thông đường bộ vì số lượng điều luật lớn dẫn đến việc tiếp cận, tra cứu khó khăn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 7-7, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (GTĐB) tách từ Luật GTĐB. Trong đó, cơ quan soạn thảo lý giải một số vấn đề có ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vừa qua.

Về công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX), Chính phủ cho biết có hai luồng ý kiến góp ý.

Thứ nhất, đề nghị tiếp tục giao cho Bộ GTVT quản lý vì đang thực hiện ổn định. Ý kiến thứ hai đồng ý chuyển giao Bộ Công an quản lý để tập trung, thống nhất, phù hợp với chức năng quản lý trật tự, an toàn xã hội; đề nghị có lộ trình chuyển đổi, áp dụng cho phù hợp với thực tế, đồng thời xã hội hóa việc đào tạo lái xe cho các cơ sở đủ điều kiện.

Về công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, Chính phủ cho biết có hai luồng ý kiến góp ý.

Về công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, Chính phủ cho biết có hai luồng ý kiến góp ý.

Tiếp thu các ý kiến góp ý, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo luật theo hướng chỉ quy định nội dung chính sách về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và những vấn đề mang tính nguyên tắc về quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX không quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ.

Cạnh đó, tại Nghị quyết số 37/2022, Chính phủ thống nhất chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, GPLX.

Chính phủ cũng cho biết việc tách Luật GTĐB 2008 thành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn GTĐB là cần thiết. Hai dự án luật là sự bổ sung những thiếu hụt về chính sách trong Luật GTĐB.

Cụ thể đó là thiếu hụt về chính sách trật tự, an toàn giao thông (trật tự, an toàn cho người đi đường), chính sách về đầu tư và xây dựng hạ tầng giao thông, kinh doanh vận tải đường bộ.

Chính phủ cũng nghiên cứu ý kiến về việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn GTĐB thì có xây dựng luật về các lĩnh vực đường thủy, đường sắt, đường không và đường hàng hải hay không.

Qua đó, Chính phủ thấy rằng tai nạn giao thông đường bộ phức tạp nhất, chiếm 97% các vụ so với các loại hình giao thông khác, tính chất điều khiển an toàn tham gia giao thông, mật độ giao thông khác nhau và liên quan trực tiếp, hàng ngày với từng người dân nên ưu tiên nghiên cứu xây dựng luật về trật tự, an toàn GTĐB trước.

Chính phủ cũng nghiên cứu năm trụ cột về an toàn giao thông của Liên hợp quốc và thấy rằng năm trụ cột là một thể thống nhất trong xây dựng hệ thống pháp luật, không phải trong cùng một luật mới là thể thống nhất.

Chính phủ đã nghiên cứu phương án bổ sung các chế định liên quan và giữ nguyên một luật như hiện nay, nhưng như vậy sẽ không phù hợp và không khắc phục được những bất cập hiện nay. Vì luật vẫn tiếp tục điều chỉnh ba lĩnh vực lớn với mục tiêu và đối tượng khác nhau; tên của luật không phù hợp với nội hàm của luật, việc liên kết các chế định trong các chính sách rất khó khăn; số lượng điều luật lớn dẫn đến việc tiếp cận, tra cứu gặp khó khăn.

Bỏ quy định trừ điểm bằng lái xe trong dự luật

So với dự thảo trình Quốc hội trước đây, Chính phủ cho biết dự luật lần này đã điều chỉnh theo hướng không quy định về hình thức cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá, do liên quan đến các quy định về quyền sở hữu tài sản của người dân.

Về trừ điểm của GPLX, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì đây là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, nên cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, vì vậy, dự thảo luật hiện tại không quy định về nội dung này.

Vì vậy, Bộ Công an đang đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội Nghị quyết thí điểm về trừ điểm giấy phép lái xe đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm