NƯỚC MỸ KHÔNG PHẢI THIÊN ĐƯỜNG - KỲ 1

Chông gai đường tới Mỹ

Lòng can đảm của họ đã truyền cảm hứng cho nhà báo Jose Antonio Vargas viết thiên bút ký này.

Cha mẹ tôi bỏ nhau, tôi ở với mẹ. Một buổi sáng cách đây gần 20 năm, mẹ đưa tôi đến phi trường quốc tế Ninoy Aquino (Philippines), tôi được giới thiệu với một người đàn ông mà tôi chưa bao giờ gặp mặt. Mọi người bảo đó là cậu tôi. Cậu nắm tay tôi đưa lên máy bay. Đó là lần đi máy bay đầu tiên trong đời tôi - ở cái tuổi 12, vào năm 1993. Tôi đi Mỹ (nhưng mãi sau này tôi mới biết) để ở với ông bà ngoại. Mẹ bảo tôi qua Mỹ để sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.

Ông bà tôi từ Zambales, một tỉnh thuộc vựa lúa Philippines (nơi người dân sống trong những ngôi nhà tre nứa), nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ vào năm 1984. Sau đó em gái của ông kết hôn với một người Mỹ gốc Philippines đang phục vụ trong quân đội Mỹ - xin cho anh và chị dâu được đến ở với mình. Ông bà ngoại sau đó đều có quốc tịch Mỹ: Ông làm bảo vệ, bà làm nghề phục vụ tiệm ăn. Sau đó ông đã cố gắng tìm cách đưa mẹ tôi qua Mỹ bằng thị thực du lịch nhưng mẹ tôi không thể xoay được visa. Mẹ quyết định đưa tôi đi.

Mãi về sau tôi mới biết ông “cậu” đưa tôi đi té ra là một người chuyên đưa người nhập cảnh lậu vào Mỹ, chẳng có quan hệ họ hàng gì với tôi. Ông tôi vét đủ 4.500 USD để ông “cậu” đưa tôi đến Mỹ bằng một cái tên giả và hộ chiếu giả. Sau khi tôi đến Mỹ, ông tôi xoay được một hộ chiếu giả bằng tên thật của tôi cộng với thị thực giả và một tấm thẻ xanh gian lận.

Tâm thế sợ hãi

Sau khi đến San Francisco, bang California, tôi vào học lớp 6 và nhanh chóng yêu mến tổ ấm mới của mình cả về gia đình và văn hóa. Tôi nhận ra mình đam mê ngôn ngữ cho dù khó mà xác định được sự khác biệt giữa tiếng Anh chính thống và tiếng lóng của người Mỹ. 

Chông gai đường tới Mỹ ảnh 1

Lực lượng chức năng bang Arizona khám xét, bắt giữ người nhập cư bất hợp pháp ở Phoenix. Ảnh: AP

Nói đam mê nhưng thực sự thử thách đầu tiên của tôi cũng chính là ngôn ngữ. Từ khi tôi viết bài đầu tiên cho tờ báo học sinh, tôi tự tin rằng cái tên mình trên báo sẽ xác nhận sự hiện hữu của tôi tại xứ sở này.

Cuối cùng, Trường Trung học Mountain View trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi được bầu làm đại diện của trường tại hội nghị ban phụ trách các trường và điều này mang lại cho tôi cơ hội gặp gỡ và kết bạn với Rich Fischer, người quản lý khối các trường công khu vực chúng tôi. Tôi tham gia phát biểu và tham gia các nhóm tranh luận, đội kịch của trường và cuối cùng trở thành đồng biên tập của tờ báo sinh viên The Oracle. Những việc làm trên của tôi đã thu hút sự chú ý của bà hiệu trưởng Pat Hyland. Chính Pat và Rich chẳng bao lâu sau trở thành những người cố vấn và theo thời gian, họ gần như đóng vai trò là cha mẹ của tôi.

Năm 16 tuổi, tôi đến văn phòng cơ quan cấp bằng lái xe để làm thủ tục. Nhưng khi tôi đưa cho nhân viên phụ trách cái thẻ xanh, bà ta lật qua lật lại để kiểm tra. “Đây là giấy tờ giả, đừng trở lại đây nữa” - bà nói nhỏ.

Bối rối và sợ hãi, tôi về nhà và làm rõ mọi chuyện với ông ngoại. Ông tôi xác nhận rằng ông đã mua cái thẻ đó cùng với các giấy tờ giả khác cho tôi. Từ đó, tôi quyết không bao giờ để ai nghi ngờ về việc tôi có phải là người Mỹ hay không. Tôi thuyết phục bản thân rằng nếu tôi làm việc xứng đáng, nếu tôi đủ thành đạt, tôi sẽ được khen với phần thưởng là quyền công dân. Tôi cảm thấy tôi có thể đạt được điều nó.

Thà làm người đồng tính!

Các cuộc tranh luận về người nước ngoài bất hợp pháp càng làm tăng sự lo ngại ở tôi. Tôi ngày càng ý thức hơn về thực trạng chống nhập cư: Người ta không muốn đồng hóa, người ta là tầng lớp trên của xã hội. Liền đó tôi tự chống chế: Họ nói về những người nhập cư nói chung, trừ mình ra. Tôi phải có cái gì để đóng góp. Muốn vậy, tôi đã phải làm việc và vì điều này, tôi cần nhận được thẻ an sinh xã hội. Và lần này ông ngoại cũng là người cố “chạy” cho tôi tấm thẻ với tên thật được viết đầy đủ, trên đó cũng ghi rõ: Được làm việc hợp pháp với sự phê duyệt của Cục Nhập cư và Nhập tịch. Ông tôi luôn hình dung tôi sẽ làm những việc có thu nhập thấp mà những người không có giấy tờ thường làm và một khi tôi kết hôn với người Mỹ, tôi sẽ có được các loại giấy tờ thật, mọi thứ sẽ đâu vào đó.

Chông gai đường tới Mỹ ảnh 2

Vargas lúc nhỏ và mẹ. Ảnh: nytimes.com

Suốt mười năm làm việc bán thời gian và cả ngày, những người thuê tôi ít khi yêu cầu kiểm tra thẻ an sinh xã hội gốc. Khi họ yêu cầu, tôi chìa ra bản sao và được chấp nhận. 

Sự cố thứ hai của tôi đã đến sau một buổi tập của ban hợp xướng trong năm thứ ba, người phụ trách ban hợp xướng đang cân nhắc việc đưa nhóm ca của chúng tôi đi Nhật Bản một chuyến. Tôi quyết định nói với bà ấy sự thật mọi chuyện. Vậy là chuyến đi lưu diễn của ban hợp xướng bị hoãn.

Cuối năm học đó, trong giờ lịch sử, lớp chúng tôi xem một tư liệu về Harvey Milk - một viên chức đồng tính ở TP San Francisco bị ám sát. Đó là năm 1999. Trong quá trình thảo luận, tôi phát biểu đại loại: “Tôi tiếc cho Harvey Milk bị giết chết chỉ vì anh đồng tính…” và thổ lộ mình cũng là người đồng tính.

Với sự kiện trên, tôi trở thành sinh viên đồng tính công khai ở trường và điều đó đã làm xáo trộn cuộc sống của ông bà ngoại tôi. Trư?c h?t, ớc hết, là một người Công giáo, ông tôi coi đồng tính luyến ái là một tội lỗi và ông xấu hổ về việc có một đứa cháu trai đồng tính. Thêm nữa là tôi đã làm cho bản thân mình khó khăn hơn, ông nói. Tôi cần cưới một cô gái Mỹ để có được thẻ xanh (!).

Trong hoàn cảnh của tôi, thổ lộ mình đồng tính xem ra dễ hơn thú nhận tình trạng cư trú bất hợp pháp của bản thân.

Ngày 26-5-2011, Tòa án Tối cao Mỹ thông qua phán quyết ủng hộ Đạo luật Di trú mới (SB 1070) của bang Arizona. Kể từ đây, người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp phải luôn đứng trước nguy cơ nói lời vĩnh biệt giấc mơ đổi đời rõ ràng hơn bao giờ.

Đạo luật SB 1070 bắt nguồn từ phản ứng của người dân Arizona về những tệ nạn xã hội gắn liền với di dân lậu.

Tuy nhiên, đạo luật này đã gặp phải nhiều chỉ trích. Đầu tháng 7-2010, chính phủ Mỹ cũng đã khởi kiện bang Arizona vì tự ý áp đặt luật di trú riêng. Ngày 28-7-2010, Thẩm phán Liên bang Mỹ Susan Bolton đã ra phán quyết phủ nhận một số điều khoản gây tranh cãi trong Đạo luật SB 1070, chỉ một ngày trước khi luật này chính thức có hiệu lực. Bà S. Bolton chỉ ra rằng những điều khoản vừa bị bác trên xung đột với chính sách của liên bang.

Phán quyết này được coi là thắng lợi đầu tiên trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát vấn đề nhập cư của chính quyền liên bang. Đây cũng là cú đánh làm thức tỉnh những bang muốn theo chân Arizona, như Texas, Nam Carolina, Pennsylvania, Minnesota, Rhode Island và Michigan để giải quyết vấn đề dân nhập cư. Tuy nhiên, cuối cùng thì đạo luật ấy vẫn được ủng hộ bởi Tòa án Tối cao Mỹ.

JOSE ANTONIO VARGAS (Theo nytimes.com, latimes.com, senate.gov).
(Còn tiếp)
Đặng Ngọc Hùng dịch

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm