Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024 giúp người làm báo 'đào xới' nhiều vấn đề cấp bách

(PLO)- Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, 10 phiên thảo luận trong Diễn đàn báo chí toàn quốc đã "đào xới" được nhiều vấn đề cấp bách, hy vọng sẽ giúp những người làm báo và hoạt động báo chí ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 16-3, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, Diễn đàn báo chí toàn quốc đã bế mạc sau 10 phiên thảo luận.

Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024 giúp người làm báo 'đào xới 'được nhiều vấn đề cấp bách-dien-dan-bao-chi-toan-quoc
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự phiên bế mạc Diễn đàn báo chí toàn quốc. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phát biểu bế mạc, ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết Diễn đàn báo chí toàn quốc đã được tổ chức thành công với một phiên khai mạc, 10 phiên thảo luận, có sự tham gia của khoảng 60 diễn giả, khách mời.

Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024 giúp người làm báo 'đào xới 'được nhiều vấn đề cấp bách-dien-dan-bao-chi-toan-quoc
Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu bế mạc. Ảnh: HOÀNG GIANG

Theo ông Minh, các tham luận, ý kiến thuộc diễn đàn đã góp phần làm sáng tỏ, gợi mở cho các các nhà báo, nhà quản lý báo chí nhiều vấn đề.

Cụ thể các diễn đàn đã gợi mở cho các nhà quản lý báo chí hướng ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo, nâng tầm chiến lược, tính thực tế cho các cơ quan báo chí. Đồng thời giúp các cơ quan báo chí nắm bắt cơ hội vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số.

dien-dan-bao-chi-toan-quoc-4.jpg
Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tặng hoa cho Phó Tổng biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển. Ảnh: HOÀNG GIANG

Dẫn chứng một số phiên thảo luận cụ thể, ông Lê Quốc Minh cho biết trong phiên “Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, các diễn giả, nhà báo đã khẳng định tính Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hoạt động báo chí cách mạng.

Các ý kiến cũng chỉ ra thách thức báo chí trong thời đại hiện nay như tâm lý, thị hiếu công chúng thay đổi, chậm đổi mới trong phương thức quản trị toà soạn...

dien-dan-bao-chi-toan-quoc-6.jpg
Các khách mời chủ trì 10 phiên thảo luận nhận hoa từ Ban tổ chức. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tại phiên thảo luận được đông người làm báo quan tâm là “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích", các nhà báo đã đúc kết được phương hướng đào tạo phóng viên điều tra ngay từ khi học đại học. Đồng thời, nêu ra chính sách phù hợp về điều kiện làm việc, thu nhập để khuyến khích cây bút điều tra yên tâm công tác; đề đạt có cơ chế chính sách, luât pháp cho người làm báo điều tra.

Còn tại phiên “Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số”, cho thấy nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí, sẽ không thể khuyến khích nhà báo và các cơ quan báo chí đầu tư vào phát triển nội dung.

Đây cũng là điều kiện tiên quyết bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí và thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.

Qua thảo luận, cũng có nhiều ý kiến đóng góp vào quá trình sửa đổi Luật Báo chí, hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền báo chí, thúc đẩy hoạt động kinh tế báo chí phát triển.

Ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh đây là lần tiên Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức diễn đàn với quy mô lớn như vậy và sẽ tổ chức thường xuyên hơn, đều đặn hơn trong tương lai.

“Tôi hy vọng các phiên thảo luận sẽ giúp những người làm báo đào xới được nhiều vấn đề cấp bách và hoạt động ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp hơn” – ông Minh nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm