“Một cuộc chiến tranh thương mại không phải tự nhiên mà đến. Nó chỉ xảy ra khi có hành động phản ứng và có thể kích hoạt các hành động đáp trả dây chuyền. EU nên cực kỳ thận trọng và điều chỉnh thận trọng các kế hoạch đánh thuế để giảm thiểu thiệt hại của các doanh nghiệp địa phương” - Brauner nói.
Đầu tháng 6, Ủy ban châu Âu đã ban hành biểu thuế mới áp dụng đối với số hàng hóa Mỹ có tổng trị giá 2,8 tỉ euro (tương đương 3,3 tỉ USD), có hiệu lực từ tháng 7. Với thông báo từ phía ông Brauner, rất có khả năng EU sẽ áp thuế bổ sung đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ lên đến mức 3,6 tỉ euro như cảnh báo trước đó.
Người được đánh giá là thận trọng nhất của EU, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, hôm 10-6 khẳng định: “EU không cho phép khối này bị xáo trộn nhiều lần”. Bình luận của bà Merkel được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút lại sự ủng hộ đối với tuyên bố chung của nhóm bảy nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) được thống nhất trước đó tại Canada.
Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã cứng rắn, bày tỏ sẵn sàng đáp trả “xứng đáng” lệnh áp thuế của Mỹ. Theo kế hoạch, từ tháng 7 Canada sẽ áp thuế lên hàng loạt mặt hàng của Mỹ có tổng giá trị lên tới 16,6 tỉ USD.
Mỹ càng gian nan hơn khi ở châu Á, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc (TQ) cũng đang trong tâm thế sẵn sàng đáp trả Mỹ. Hôm qua (14-6, giờ địa phương), Tổng thống Trump đã gặp các cố vấn thương mại hàng đầu của Nhà Trắng để quyết định liệu có áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ TQ hay không. Ông Trump theo dự kiến hôm nay sẽ công bố kế hoạch áp thuế 50 tỉ USD hàng hóa TQ với khoảng 1.300 sản phẩm. Tất nhiên khi đó Bắc Kinh nếu không có thay đổi sẽ đáp trả lên những mặt hàng chủ lực và quan trọng của Mỹ ở TQ, bao gồm đậu nành, ô tô, hóa chất, máy bay - đã được công bố vào tháng 4.