Chùm ảnh phiên xử cựu Cục phó Cục Thuế TP.HCM và 66 bị cáo vụ Thủ Đức House

Chùm ảnh phiên xử cựu Cục phó Cục Thuế TP.HCM và 66 bị cáo vụ Thủ Đức House

(PLO)- Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) và 66 bị cáo khác bị đưa ra xét xử liên quan đến sai phạm xảy ra tại Thủ Đức house.

Ngày 6-6, TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm 67 bị cáo trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thủ Đức House), Công ty Sài Gòn Tây Nam và các đơn vị có liên quan. Phiên toà dự kiến kéo dài đến ngày 10-7.

Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM (đeo kính, áo hoa) bị cáo buộc ký 15 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng trái quy định gây thất thoát 331 tỉ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM (đeo kính, áo hoa) bị cáo buộc ký 15 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng trái quy định gây thất thoát 331 tỉ đồng.

VKSND Tối cao đã truy tố tổng cộng 67 bị can về 10 tội danh bao gồm: Buôn lậu; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng....

VKSND Tối cao đã truy tố tổng cộng 67 bị can về 10 tội danh bao gồm: Buôn lậu; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng....

67 bị cáo được toà án đưa ra xét xử được phân thành nhiều nhóm tội khác nhau. Trong đó có nhóm 18 người là cán bộ thuế và 7 người là cán bộ hải quan.

67 bị cáo được toà án đưa ra xét xử được phân thành nhiều nhóm tội khác nhau. Trong đó có nhóm 18 người là cán bộ thuế và 7 người là cán bộ hải quan.

Cáo trạng xác định từ năm 2016 đến năm 2020, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo việc thành lập, sử dụng nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài nước (Mỹ, Hồng Kông, Malaysia..) để thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, Trịnh Tiến Dũng đã chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện mua bán hàng hóa giữa các công ty tự thành lập trong nước với nhau để hợp thức việc nâng khống giá trị hàng hóa.

Cáo trạng xác định từ năm 2016 đến năm 2020, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo việc thành lập, sử dụng nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài nước (Mỹ, Hồng Kông, Malaysia..) để thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, Trịnh Tiến Dũng đã chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện mua bán hàng hóa giữa các công ty tự thành lập trong nước với nhau để hợp thức việc nâng khống giá trị hàng hóa.

Các công ty trong nước lập hồ sơ bán hàng đã được nâng khống giá trị cho các công ty ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam hoặc lập hồ sơ mua hàng có giá trị cao của công ty ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài.
Các công ty trong nước lập hồ sơ bán hàng đã được nâng khống giá trị cho các công ty ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam hoặc lập hồ sơ mua hàng có giá trị cao của công ty ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài.
Để tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu, Dũng chỉ đạo việc làm giả linh kiện điện tử (ram, chip) có dung lượng, tốc độ cao từ các loại linh kiện dung lượng tốc độ thấp hoặc không có nguồn gốc xuất xứ; làm giả đĩa CD hoặc DVD chứa nhiều phần mềm giả.

Để tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu, Dũng chỉ đạo việc làm giả linh kiện điện tử (ram, chip) có dung lượng, tốc độ cao từ các loại linh kiện dung lượng tốc độ thấp hoặc không có nguồn gốc xuất xứ; làm giả đĩa CD hoặc DVD chứa nhiều phần mềm giả.

Bị cáo chủ mưu trong vụ án này là Trịnh Tiến Dũng nhưng hiện đã bỏ trốn và đang bị truy nã, cơ quan điều tra đã tách vụ án để xử lý sau.
Bị cáo chủ mưu trong vụ án này là Trịnh Tiến Dũng nhưng hiện đã bỏ trốn và đang bị truy nã, cơ quan điều tra đã tách vụ án để xử lý sau.
Hàng chục chiến sĩ an ninh được huy động để bảo vệ phiên toà.

Hàng chục chiến sĩ an ninh được huy động để bảo vệ phiên toà.

Hơn 55 Luật sư tham gia đăng ký bào chữa cho các bị cáo, toà cũng triệu tập 248 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Hơn 55 Luật sư tham gia đăng ký bào chữa cho các bị cáo, toà cũng triệu tập 248 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Đọc thêm