Đội Mỹ
Nói là cuộc tái đấu, bởi trong vòng bốn năm qua hai đội đã gặp nhau hai lần đều là những trận chung kết. Đó là trận chung kết World Cup 2011 tại Đức, Nhật thắng 3-1 ở loạt luân lưu sau 120 phút hòa 2-2. Đến trận chung kết Olympic London, Mỹ đòi được món nợ khi thắng Nhật 2-1. Rạng sáng Chủ nhật này hai đội tái đấu khẳng định ai vượt lên dẫn…2-1.
Tuyển Nhật
Hành trình vào chung kết hai đội đã trải qua những bảng đấu nghiệt ngã. Đội Mỹ nằm vào bảng “tử thần”, còn đội Nhật thì hành trình vào chung kết cũng rất oanh liệt, họ đã hạ gục nhiều “bà lớn” của bóng đá thế giới. World Cup nữ 2015 này tạo nên nhiều kỷ lục, nhất là kỷ lục về số người đến sân xem trận đấu và số người xem qua truyền hình trên toàn cầu.
Sân vận động ở thành phố Vancouver nơi diễn ra trận chung kết này có sức chứa 50.000 người và dự đoán là rợp cờ hoa của Mỹ, còn các nhà cái thì cũng làm ăn rất khấm khá vì só người chơi cược rất cao. Tuyển nữ Mỹ từng hai lần vô địch World Cup vào các năm 1991 và 1999, còn người Nhật thì chỉ một lần. Trận chung kết này là trận đấu trong mơ xét về yếu tố kỹ thuật. Là hai tập thể đầy cá tính, mang hai phong cách chơi bóng rất khác nhau. Các cô gái Mỹ to, cao chơi bóng lực sĩ và gây áp lực toàn sân. Họ đối đầu với những cô gái Nhật chơi bóng thông minh, phân phối sức lực giỏi chủ yếu dựa trên những đường chuyền ngắn, phối hợp nhóm.
Đường đến trận chung kết của hai đội: + Nhật: Vòng bảng, thắng Thụy Sĩ 1-0, thắng Cameroon 2-1, thắng Ecuado 1-0. Vòng 16 đội: Thắng Hà Lan 2-1. Tứ kết: Thắng Úc 1-0,. Bán kết; Thắng Anh 2-1. + Mỹ: Vòng bảng: Thắng Úc 3-1, Hòa Thụy Điển 0-0, thắng Nigeria 1-0. Vòng 16 đội: Thắng Colombia 2-0. Vòng tứ kết: Thắng Trung Quốc 1-0,. Vòng bán kết: Thắng Đức 2-0. Những ngôi sao của trận chung kết:
+ Carli Lloyd: (Tiền vệ, Mỹ): Là một tiền vệ có lối chơi ảnh hưởng lên toàn đội
+ Alex Morgan (Mỹ): Đến với giản đấu này sau hai tháng dưỡng thương vì chấn thương đầu gối. Không nổi trội nhưng Morgan thể hiện sự chắc chắn, làm chủ không gian tốt khi tham gia phòng ngự. Abby Wambach chơi vai trò trung phong, sắc nét trong những lần đột phá, là một tiền đạo bén nhọn và tác chiến độc lập. Có tầm ảnh hưởng rất lớn lên những bàn thắng và bản thân ghi được ba bàn. Chơi vai trò tiền vệ đánh chặn nhưng Carli cũng rất sắc bén trong vai trò tổ chức và tham gia tấn công. Rất ăn ý với tiền đạo Alex Morgan. Khi xâm nhập vùng cấm đối phương thì các hậu vệ Nhật rất mệt mỏi với Carli.
+ Aya Miyama (Tiền vệ, Nhật): Đội trưởng tuyển Nhật này là một nhà kiến thiết của lối chơi tuyển Nhật. Khi tấn công thiên về cánh trái để hỗ trợ cho tiền đạoShinobu Ohno và Yiki Ogimi. Và Aya chơi như một tiền đạo thứ ba nhằm tăng cường áp lực lên hàng phòng ngự đối phương. Aya đã đóng góp 37 bàn trong 151 lần khoác áo tuyển Nhật.
+ Mana Iwabuchi (Tiền đạo, Nhật): Cầu thủ 22 tuổi này có khả năng làm thay đổi cục diện trận đấu . HLV Norio Sasaki dùng Iwabuci nhưng một “át bài” khi bế tắc. Iwabuchi được tung vào sân những thời điểm thích hợp làm thay đổi cục diện. Iwabuchi là tác giả bàn thắng duy nhất giúp Nhật thắng Úc 1-0 ở tứ kết. Là cầu thủ đặc trưng của phong cách bóng đá Nhật bắng lối chơi nhỏ. |