Chương trình của nhóm Blackpink và chuyện tiền bản quyền

(PLO)- Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu đơn vị tổ chức chương trình của nhóm Blackpink tại Việt Nam xin phép và trả tiền bản quyền trước khi chương trình diễn ra.  

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho rằng, đơn vị tổ chức chương trình của nhóm Blackpink đã vi phạm nghiêm trọng bản quyền tác giả và đề nghị thu hồi giấy phép biểu diễn. Trong khi phía đơn vị tổ chức lại nói các bài hát trong chương trình đều thuộc bản quyền công ty YG, đơn vị đang cung cấp nghệ sĩ biểu diễn.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Chung quanh vụ việc này, PLO có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

. Thưa luật sư, VCPMC vừa qua đã yêu cầu đơn vị tổ chức chương trình của nhóm Blackpink tại Việt Nam xin phép và trả tiền bản quyền trước khi chương trình diễn ra theo quy định của pháp luật về quyền tác giả. Ở đây VCPMC có quyền đòi tiền bản quyền không ?

+ Luật sư NGUYỄN THẾ TRUYỀN: Đầu tiên phải xác định VCPMC là tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập theo Quyết định số 19/2002/QĐ-NS ngày 19/4/2002 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Và theo Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan như sau: “Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Thu, phân chia tiền bản quyền theo quy định tại điều lệ của tổ chức và văn bản ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thỏa thuận về mức hoặc tỷ lệ phần trăm, phương thức và thời gian phân chia tiền bản quyền; theo nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

Việc thu, phân chia tiền bản quyền từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;

Hợp tác, ký kết các thỏa thuận đại diện có đi có lại với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan”

Theo thông tin thì phía VCPMC và Hiệp hội Bản quyền Âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA) đã có các thỏa thuận về hợp tác đại diện có đi có lại trong việc bảo vệ bản quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó ngày 21-7, KOMCA đã gửi thư tới VCPMC để khẳng định và yêu cầu đơn vị này phối hợp chặn đứng hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc thuộc thành viên KOMCA trong chương trình biểu diễn của nhóm Blackpink tại Việt Nam.

Nếu toàn bộ thông tin trên là thật, thì rõ ràng VCPMC hoàn toàn có quyền đại diện cho chủ sở hữu được ủy quyền để đòi tiền bản quyền đối với công ty tổ chức biểu diễn Blackpink tại Việt Nam.

Hiệp hội bản quyền âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA) thành lập vào ngày 19-6-1964. Năm 1987 KOMCA trở thành thành viên liên kết của Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và Soạn lời Quốc tế (CISAC) và là thành viên chính thức vào năm 1995.

Đây là tổ chức phi lợi nhuận quản lý bản quyền lớn nhất tại Hàn Quốc, được sở hữu và điều hành bởi các nhà soạn nhạc, nhà sáng tác và nhà phát hành âm nhạc.

Hiện nay KOMCA có hơn 30.000 thành viên, trong đó có một số nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như PSY, BTS, SUPER JUNIOR, EXO,...

KOMCA thực hiện nhiệm vụ uỷ quyền và cấp phép biểu diễn và sao chép hơn 3.700.000 tác phẩm âm nhạc, đồng thời phân phối tiền bản quyền tích lũy cho các tiết mục cá nhân thuộc sở hữu của các thành viên.

Vai trò chính của KOMCA là hỗ trợ các thành viên là những nhà sáng tạo âm nhạc thông qua cấp phép sử dụng các tác phẩm âm nhạc cho người dùng cũng như thu và phân phối tiền bản quyền sử dụng cho các mục đích khác nhau, từ sử dụng cá nhân, kinh doanh cho đến sao chép.

VĨNH KHANG(Theo Korean Music Copyright Association - KOMCA)

. Nhưng phía đơn vị tổ chức khi phản hồi cho VCPMC cũng nêu chi tiết là các bài hát trong chương trình đều thuộc bản quyền công ty YG, đơn vị cung cấp nghệ sĩ biểu diễn ?

+ Việc đại diện công ty tổ chức biểu diễn Blackpink khẳng định YG – đơn vị cung ứng và quản lý ca sĩ đã có văn bản thỏa thuận hay hợp đồng với tác giả thì lúc này phải đưa ra để chứng minh. Việc này là hoàn toàn bình thường trên thực tế khi có sự tranh chấp về bản quyền ngay giữa tác giả và tổ chức đại diện của mình. Hiện các tác giả có nhiều lựa chọn tổ chức đại diện cho mình hơn là chỉ phụ thuộc vào tổ chức đại diện tập thể về tác quyền nhất là về bản quyền trên môi trường số ngày một đa dạng cả trong việc đăng ký đến thực thi, phản đối quyền đã thay đổi rất nhiều so với môi trường truyền thống trước kia.

. Thưa luật sư, đến nay phía đơn vị tổ chức chưa đưa ra văn bản, trong khi VCPMC và KOMCA khẳng định vi phạm vì chưa xin phép. Vậy, chưa trả tiền bản quyền, có bị rút giấy phép tổ chức chương trình Blackpink tại Việt Nam ?

+ Chưa trả tiền bản quyền mà vẫn tiếp tục tổ chức tức là đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và đây là một trong những điều cấm của pháp luật được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 79/2012:

. Liệu có sự lỏng lẻo trong quy trình cấp phép chương trình, khi đơn vị tổ chức nộp hồ sơ sao cơ quan lý Nhà nước có chức năng cấp phép không yêu cầu trong thành phần hồ sơ phải có giấy phép hoặc thoả thuận tác quyền ?

+ Trong quy trình cấp phép thì hồ sơ để nộp cho cơ quan chức năng đang chưa buộc đơn vị xin phép phải trình hợp đồng, thỏa thuận tác quyền, mà thay vào đó đơn vị xin phép có thể làm bản cam kết về việc tuân thủ pháp luật sở hữu trí tuệ. Đây chính là lỗ hổng lớn trong quy trình cấp phép biểu diễn nghệ thuật.

Với một bản cam kết của chính người đi xin phép thì gần như đã loại bỏ trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ trong việc tổ chức biểu diễn của mình, vì trên thực tế nếu không phải chương trình lớn thì các tổ chức đại diện, tác giả hầu như không biết sự vi phạm này.

Có lẽ lỗ hổng này cần sớm được xem xét sửa đổi trong thời gian tới để việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hữu hiệu hơn, từ đó kích thích sự sáng tạo của các tác giả nhiều hơn khi lao động trí tuệ, sáng tạo của họ được tôn trọng.

. Cảm ơn luật sư !

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới