Có nhiều chính sách rất tốt, nhưng…

(PLO)-  Chính sách cho vay ưu đãi được quyết nghị lên đến 38.400 tỉ đồ ng nhưng mới thực hiện được trên 16.800 tỉ đồng .
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Báo cáo của Chính phủ mới đây gửi các ủy ban của Quốc hội nhận xét: Có rất nhiều chính sách mà bản chất là rất tốt nhưng lại khó thực hiện, khó đi vào cuộc sống bởi các rào cản cả về thể chế lẫn thực hiện chính sách.

Không khó để tìm ví dụ về những chính sách mà bản chất là rất tốt nhưng lại khó thực hiện, khó đi vào cuộc sống bởi các rào cản cả về thể chế lẫn thực hiện chính sách. Chẳng hạn, chính sách về hỗ trợ 2% lãi suất trị giá khoảng 40.000 tỉ đồng nhưng sau một năm triển khai mới giải ngân được khoảng 2.570 tỉ đồng. Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trị giá 6.600 tỉ đồng nhưng mới thực hiện được trên 3.700 tỉ đồng.

Tương tự, chính sách cho vay ưu đãi được quyết nghị lên đến 38.400 tỉ đồng nhưng mới thực hiện được trên 16.800 tỉ đồng. Mới đây nhất, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân ở khu công nghiệp nhưng lại… chưa thể triển khai cho vayvì vướng mắc nhiều vấn đề.

Chính phủ trong báo cáo kinh tế-xã hội cũng nhìn nhận rằng: Tăng trưởng tín dụng đến ngày 24-4 chỉ tăng 2,66%, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn; khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp (DN), nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Mặt bằng lãi suất cho vay dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Nguyên nhân thì báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra khá toàn diện, từ khách quan đến chủ quan, từ bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu đến tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn. Nhưng riêng với các chương trình hỗ trợ, các gói phục hồi hay thúc đẩy kinh tế thì có lẽ báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố lại chỉ ra chi tiết hơn.

Bởi rõ ràng sẽ là một vấn đề lớn nếu DNcó nhu cầu mà thủ tục vay vốn hay khả năng tiếp cận khó khăn. PCI chỉ ra các rào cản cả về thể chế lẫn thực hiện chính sách, trong đó có việc các ngân hàng, tổ chức tín dụng áp đặt các điều kiện bất lợi cho DN…

Ví dụ, gói hỗ trợ lãi suất 2% thì Nghị định 31/2022 có một tiêu chí để được hỗ trợ là DN phải “có khả năng phục hồi”. Nhưng “có khả năng phục hồi” là gì thì rất…mông lung, khó cụ thể. Mặt khác, như PCI cho hay, các DNcòn lo ngại phải tuân thủ các thủ tục liên quan đến hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán sau khi tiếp nhận hỗ trợ.

Thực ra, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, cả các cơ quan thực thi và DN đều thích… an toàn, không muốn mạo hiểm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi chính sách tốt lành như kể trên lại phải được kiểm soát chặt chẽ quá mức cần thiết. Mặt khác, điều DN cần nhất chắc chắn làdù thủ tục có bao nhiêu đi nữa thì các thủ tục thực hiện chính sách ấy được thực hiện một cách nhất quán, minh bạch.

Chỉ như vậy thì môi trường kinh doanh mới trở thành bệ đỡ cho DN tồn tại, vượt qua khó khăn để tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế quốc gia.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm