Lễ hội Triều Khúc được tổ chức từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Theo tích xưa, Phùng Hưng thắng giặc, lên ngôi vua, xưng là Bố Cái đại vương.
Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn làm Thành Hoàng. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái đại vương Phùng Hưng.
Do có nghề thủ công nên từ xưa dân làng Triều Khúc đã sống tương đối phong lưu.
Để nhớ ơn người đã đem lại cuộc sống ấm no cho mình, dân làng đã thờ ông tổ nghề tại đình Lớn cùng với vị Thành Hoàng là Bố Cái đại vương Phùng Hưng (770-798).
Hằng năm, làng tổ chức lễ hội tại đình Lớn để ghi nhớ công ơn tổ nghề và thao diễn lại trận đánh oanh liệt của vị đại vương mà dân làng vẫn tôn kính phụng thờ.
Đúng 2 giờ chiều, lễ rước kiệu diễn ra trong không khí tôn nghiêm và trang trọng.
Ngày 12 là ngày giã hội. Dân làng làm lễ giã đám và kết thúc bằng điệu múa cờ.
Điệu múa tượng trưng sự tích Phùng Hưng kén người tài bổ sung vào quân ngũ, trước khi lên đường quyết chiến với tướng giặc Cao Chính Bình của nhà Đường.
Điểm nhấn đặc sắc của lễ hội là màn múa "Con đĩ đánh bồng", còn gọi là múa bồng của những chàng trai giả gái.
Những chàng trai trong làng được tuyển chọn kỹ lưỡng...
Phải là trai gốc làng Triều Khúc, hình dáng ưa nhìn, nhân cánh tốt và khỏe mạnh để được nhập vai.
"Con đĩ đánh bồng” được xem là điệu múa cổ nhất Thăng Long, có từ thời Bố Cái đại vương Phùng Hưng đánh thắng giặc Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Bố Cái đại vương Phùng Hưng đã chọn làng Triều Khúc làm nơi khao quân, cho những chàng trai đóng giả gái để múa khích lệ quân lính.