Con người là trọng tâm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

“Họ đã cải tiến được những gì, họ đã đi xa tới đâu, họ đã làm gương ra sao, khả năng học hỏi của họ như thế nào. Đó là những câu hỏi mà chúng tôi luôn trăn trở và muốn tìm câu trả lời”, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nói.

10 năm kiên trì theo đuổi giá trị cốt lõi

Ra đời từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành nhưng phải đến năm 2010, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát mới hoàn thành bộ giá trị cốt lõi với 7 nguyên tắc rõ ràng.

16 năm từ 1994 đến 2010 - không ai biết về khó khăn mà Tân Hiệp Phát phải đối mặt trong những ngày đầu trăn trở tìm giá trị cốt lõi để đặt nền móng cho sự phát triển bền vững sau này. Nhưng khoảng thời gian gần 2 thập niên là minh chứng cho thái độ nghiêm túc của doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam trong việc xây dựng những điều mang tính nền tảng và cốt yếu, từ đó từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

7 giá trị đó gồm: Thỏa mãn khách hàng; Chất lượng chuẩn quốc tế; Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Không gì là không thể; Làm chủ trong công việc; Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai; Chính trực.

Không dừng lại ở việc hô khẩu hiệu, điều mà mọi người thường định kiến khi nhắc tới giá trị cốt lõi, Tân Hiệp Phát có hàng loạt hành động, kế hoạch cụ thể để mỗi mỗi nhân viên từ thấu hiểu sâu sắc đến có cách ứng xử nhất quán theo các nguyên tắc chung.

Với Tân Hiệp Phát, yếu tố quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp là người lãnh đạo. Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng “người lãnh đạo phải là những hình mẫu thực sự, nói được và làm được theo những giá trị cốt lõi. Đây là yếu tố nền tảng để triển khai đến các nhân sự cấp cao, cấp trung và cuối cùng đến nhân viên”.

Theo bà Phương, 7 giá trị cốt lõi là nền tảng trong mọi hoạt động của Tân Hiệp Phát hiện nay.

“Tân Hiệp Phát xây dựng một bộ tiêu chí rõ ràng để phát triển năng lực lãnh đạo. Đây cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên liên kết với công ty tư vấn xây dựng năng lực lãnh đạo đến đào tạo cho nhân viên. Một năm hai lần, Tân Hiệp Phát có chương trình đánh giá để nhân sự hiểu chính xác những giá trị mà tập đoàn đòi hỏi ở một người lãnh đạo.

Họ đã cải tiến được những gì, họ đã đi xa tới đâu, họ đã làm gương ra sao, khả năng học hỏi của họ như thế nào. Đó là những câu hỏi mà chúng tôi luôn trăn trở và muốn tìm câu trả lời. Ở Tân Hiệp Phát, con người là trọng tâm trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp”, lãnh đạo Tân Hiệp Phát nói về những giải pháp đã và đang liên tục được triển khai.

“COVID-19 là thách thức để tôi luyện con người Tân Hiệp Phát”

Dịch COVID-19 ập đến mang theo nhiều thách thức với doanh nghiệp toàn cầu, với Tân Hiệp Phát nói riêng, ngoài những khó khăn, đây còn là giai đoạn từng nhân sự trong tập đoàn cảm nhận rõ ràng thành quả 10 năm kiên trì theo đuổi giá trị cốt lõi đã đề ra.

“Khi dịch bệnh diễn ra, chúng tôi nhìn thấy rõ kết quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chúng tôi cũng nhìn thấy rõ những cơ hội và thách thức để tôi luyện con người Tân Hiệp Phát”, lãnh đạo tập đoàn khẳng định.

Thành quả này thể hiện ở kết quả kinh doanh lạc quan bất chấp dịch COVID-19, thể hiện ở việc nhân viên Tân Hiệp Phát không bị giảm lương trong làn sóng toàn cầu cắt giảm nhân sự giữa lúc đỉnh điểm khó khăn vì dịch bệnh.

Ngay từ những ngày đầu, các phòng ban, thậm chí là cấp dưới đã bảo nhau tự lên kế hoạch, làm vệc tới 10 giờ, 11 giờ đêm để không bị hụt hàng, nguyên vật liệu đảm bảo để giảm chi phí, ổn định công việc cho bản thân mình. Các nhân sự từ cấp dưới đến cấp trên chủ động đề xuất giải pháp để giúp công ty tiết kiệm chi phí. Ở Tân Hiệp Phát, nhân viên ở cấp thấp nhất chính là người thúc đẩy quản lý cấp cao phải đi nhanh hơn nữa, theo kịp thị trường, chứ không còn là cấp trên kéo cấp dưới đi nữa”.

Có thể nói, Tân Hiệp Phát đang từng bước hưởng “quả ngọt” nhờ thái độ nghiêm túc trong xây dựng và theo đuổi các giá trị cốt lõi.

Sau một thời gian dịch bệnh hoành hành, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể

trụ vững. Theo bà Uyên Phương, ở Tân Hiệp Phát, nhờ liên tục truyền thông, xây dựng lối tư duy tích cực cho mỗi cá nhân, từ lãnh đạo đến nhân viên đều cảm thấy tự hào vì “còn có việc để làm và bản thân vẫn tạo ra giá trị”.

“Chúng tôi cảm nhận được sự tự hào rất lớn từ nhân viên. Tự hào về người Tân Hiệp Phát, tự hào vì đã và đang đóng góp giá trị - đó cũng chính là văn hóa chung của chúng tôi. Điều đó cũng nhất quán với việc Tân Hiệp Phát chọn ngành hàng thức uống có lợi cho sức khỏe.  Con người Tân Hiệp Phát có thể tự hào rằng sản phẩm mình tạo ra là sản phẩm thiết yếu, hướng tới cộng đồng và vì cộng đồng”, bà Uyên Phương khẳng định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm