Cứ 500 bé sinh ra có một bé bị dị tật khe hở môi

(PLO)-Tại Việt Nam, 500 bé sinh ra có một bị dị tật khe hở môi – vòm miệng và dị tật này khá phổ biến ở các nước châu Á.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Dị tật khe hở môi – vòm miệng khá phổ biến ở các nước châu Á. Riêng tại Việt Nam, 500 bé sinh ra có một bé bị dị tật này. Vì nhiều lý do, việc điều trị trước đây chủ yếu tập trung vào phẫu thuật đóng khe hở môi – vòm miệng theo từng đợt phẫu thuật nhân đạo”.

Thông tin trên được BS Lê Trung Chánh, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương (TP.HCM), đưa ra tại hội nghị quốc tế Điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng và dị tật sọ mặt lần thứ tư được tổ chức vào sáng 8-11.

rung tâm Điều trị toàn diện khe hở môi
Trung tâm Điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng hỗ trợ điều trị bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Theo BS Chánh, năm 2018, với sự hỗ trợ của Trường ĐH British Columbia và Bệnh viện BC Children Hospital (Canada), BV Răng Hàm Mặt Trung ương (TP.HCM) đã khánh thành Trung tâm Điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng đầu tiên tại Việt Nam.

“Các cháu không may bị dị tật sẽ được điều trị liên tục theo quy trình toàn diện ngay từ khi sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Định kỳ mỗi năm, trung tâm đón tiếp các chuyên gia quốc tế đến cập nhật những kiến thức, kỹ thuật mới trong điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng và các dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt” – BS Chánh cho biết.

Trong 5 năm từ ngày thành lập đến nay, trung tâm đã khám tư vấn, điều trị cho gần 26.300 lượt bệnh nhi với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như tiền sản, dinh dưỡng, ngữ âm trị liệu, nha khoa tổng quát, chỉnh hình răng, phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ.

Với sự hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức nhân đạo, đa số bệnh nhi đều được miễn phí hoặc hỗ trợ phần lớn kinh phí điều trị.

“Trung tâm Điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng hiện đã thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các BV chuyên khoa sản - nhi tại TP.HCM và các tỉnh, TP phía Nam để chuyển giao quy trình kỹ thuật điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng cho các đơn vị tuyến dưới. Mục đích tạo điều kiện cho trẻ bị dị tật được điều trị, chăm sóc và theo dõi thường xuyên ngay tại địa phương, hạn chế chuyển lên tuyến trên” – BS Chánh chia sẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm