Đã có danh sách gần 62.000 shipper được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19

Sở Công Thương TP.HCM vừa có công văn gửi Sở Y Tế, UBND TP Thủ Đức, các quận huyện về việc tiêm vaccine COVID-19 cho người giao nhận hàng hóa trong điều kiện trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội

Công văn của sở cho biết, Sở Công thương đang thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình tại văn bản 2491 ngày 26-7 về tăng cường quản lý hoạt động xe mô tô ứng dụng công nghệ phục vụ vận chuyên hàng họa thiết yếu trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Trong đó, UBND TP giao Sở Y Tế phối hợp Sở Công Thương, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện khẩn trương rà soát, ưu tiên tổ chức tiêm vaccine cho các đối tượng là nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper.

Sở Công Thương tổng hợp danh sách số lượng nhận viên giao hàng, chuyển cho Sở Y tế, UBND TP Thủ Đức, các quận huyện ưu tiên tổ chức tiêm vaccine cho các đối tượng là nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng dịch vụ giao hàng theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình tại văn bản nêu trên.

Cụ thể, theo danh sách đăng kí tiêm vaccine của 16 doanh nghiệp có hoạt động xe mô tô ứng dụng công nghệ phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, có tổng 61.850 nhân viên giao hàng.

Nếu shipper được giao hàng liên quận hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.

Trước đó, ngày 29-7, UBND TPHCM đã ban hành vông văn khẩn gửi các cơ quan, đơn vị về kiểm soát việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 16

UBND TP đề nghị đối với đội ngũ shipper, được hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ mỗi ngày và phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định.

Các shipper thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 thì được phép di chuyển liên quận, huyện, TP Thủ Đức.

Liên quan đến tình hình vận chuyển hàng, đại diện Saigon Co.op cho biết, công tác vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh thành về TP.HCM đã từng bước được thuận lợi nên lượng hàng về các điểm bán đang ổn định.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay chủ yếu là khâu phân phối hàng hóa từ siêu thị đến tay người dân. Do quy định mới về điều kiện hoạt động và danh mục hàng hóa được vận chuyển rất hạn chế khiến hàng loạt shipper tắt app không nhận cuốc dẫn đến việc giao hàng cho khách đang gặp rất nhiều khó khăn. 

Nếu được tạo điều kiện giao hàng liên quận hoặc các quận cận kề và danh mục hàng hóa giao nhận mở rộng sẽ giải tỏa các đơn hàng tồn nhiều hơn, hàng hóa sẽ đến tay người dân nhanh hơn.

Vì vậy, Saigon Co.op đang có phương án tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu nhanh nhất có thể đến các khu dân cư, khu phong tỏa, cách ly theo phương thức mua chung.  

Cụ thể, Saigon Co.op sẽ gửi đến các khu vực có nhu cầu danh mục hàng hóa thiết yếu bao khoảng hơn 100 mặt hàng. Các cơ quan, tổ chức của từng khu vực sẽ cử đầu mối ghi nhận nhu cầu của người dân rồi tổng hợp thành một đơn hàng chung. 

Saigon Co.op sẽ tổ chức giao hàng cho đầu mối hoặc có thể nhận tại siêu thị, sau đó sẽ phân chia lại cho các cá nhân, hộ gia đình trong các khu cách ly, phong tỏa y tế.

Lịch đặt và giao hàng sẽ được thống nhất cụ thể của từng điểm tiếp nhận tần suất trung bình hai lần/tuần . 

Siêu thị cũng khuyến khích các khu phố, khu dân cư bình thường cùng tạo đầu mối tham gia mua chung để hạn chế tối đa ra đường. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.