Đại biểu HĐND TP.HCM: "Câu chuyện giải phóng mặt bằng, tái định cư cứ kéo dài"

(PLO)- TP.HCM sẽ tham mưu cho Trung ương giải pháp rút ngắn 2/3 thời gian bồi thường giải phóng mặt bằng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM hôm nay, 14-6, đã có cuộc giám sát tiến độ một số dự án và kết quả thực hiện pháp luật đầu tư công trên địa bàn TP.HCM.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, trong tổng số 110 dự án, tổng mức đầu tư hơn 39.000 tỉ đồng, được tiếp nhận từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã hoàn thành theo đúng tiến độ 96 dự án.

Tỉ lệ giải ngân năm 2019 đạt 95%, năm 2020 đạt 95,8% và năm 2021 đạt 97%. Tuy nhiên, có một số dự án vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt mặt và thu hồi, giao đất nên dự cứ kéo dài. Ngoài ra, cách thực hiện và quản lý dự án giữa các BQL dự án thuộc các sở cũng khác nhau, sau khi sát nhập phải mất nhiều thời gian để thống nhất, hoàn thiện quy trình thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Trường, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thông tin về Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: T.T

Ông Nguyễn Văn Trường, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thông tin về Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: T.T

Về dự án Trung tâm Triển lãm quy hoạch tại Thủ Thiêm, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Trường cho biết chủ đầu tư đề nghị chuyển dự án này về BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện.

Dự án này phần khung đã cơ bản hoàn thành, một số thiết bị đã nhập về công trường. Nếu mọi việc thuận lợi, dự án có thể hoàn thành trong năm 2023.

Tại buổi giám sát, Đại biểu HĐND TP.HCM Ngô Thành Tuấn cho rằng việc giải ngân vốn đầu tư công hay bị vướng ở công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. “Người dân thì kêu giá thấp, đơn vị duyệt giá thì cho rằng phù hợp… nên câu chuyện giải phóng mặt bằng, tái định cư cứ kéo dài” - ông Tuấn nói.

Vì vậy, ông Tuấn kiến nghị thực hiện giám sát chuyên đề đối với công tác này để tìm ra giải pháp.

Ông cũng lưu ý các chủ đầu tư cần tránh dồn việc giải ngân vốn vào cuối năm. Bởi thực tế đầu năm tỉ lệ giải ngân rất thấp, đến cuối năm siết thì đa số đạt hơn 90% nhưng lại gây áp lực cho Kho bạc nhà nước.

Đối với quy định các dự án chuyên ngành được giao về cho sở chuyên ngành quản lý, ĐB Tuấn kiến nghị các đơn vị liên quan cần đánh giá hơn so với quy trình cũ thì có ưu điểm gì hoặc có những gì còn khó khăn thì nên kiến nghị điều chỉnh.

Buổi giám sát do HĐND TP.HCM thực hiện về kết quả thực hiện pháp luật đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: T.T
Buổi giám sát do HĐND TP.HCM thực hiện về kết quả thực hiện pháp luật đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: T.T

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách cho hay nhu cầu đầu tư chung của TP giai đoạn 2021- 2025 khá lớn, gần 700.000 tỉ đồng nhưng Trung ương điều tiết chỉ khoảng 142.000 tỉ.

Vì vậy việc xây dựng các tiêu chí để xác định dự án nào cần thực hiện trước, dự án nào sau là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện thì cũng cần linh động theo thực tiễn cũng như ý kiến của cử tri và người dân.

Cũng theo ông Hiếu, công tác bồi thường ở hầu hết dự án đều rất lâu, TP.HCM sẽ tham mưu cho Trung ương những cơ chế với quy trình bồi thường mới để giảm còn 1/3 thời gian so với quy định hiện hành.

“Việc rút ngắn thời gian bồi thường, cán bộ, công chức nên có quan điểm đặt mình vào vị trí người dân để giải quyết kiến nghị, nguyện vọng của người dân như giải quyết cho bản thân mình” - ông Hiếu nói.

TP HCM 'nợ' 193 tỉ đồng đầu tư bệnh viện dã chiến

Ông Nguyễn Văn Trường, Phó Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cho biết, TP chỉ mới thanh toán hơn 90 tỉ đồng tiền xây dựng 56 bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19, còn nợ các doanh nghiệp 193 tỉ đồng do chưa được bố trí vốn.

Theo ông Trường, trong đợt COVID-19, theo lệnh khẩn cấp của UBND TP HCM, Ban được giao làm chủ đầu tư 56 dự án xây dựng bệnh viện dã chiến trên toàn TP, với tổng chi phí sơ bộ là 283 tỉ đồng.

Hầu hết bệnh viện xây trên chung cư, trường học... nên chi phí chủ yếu là lắp đặt đường ống thở, máy móc, thiết bị, thuê bồn oxy. Riêng giường bệnh do ngành y tế phụ trách.

Đến nay, Kho bạc Nhà nước đã thanh toán được hơn 90 tỉ trong tổng số 283 tỉ đồng, chiếm khoảng 32%. Hiện, Ban đã hoàn tất hồ sơ 56 dự án trình Sở Xây dựng để báo cáo UBND, kiến nghị HĐND TP.HCM trong kỳ họp sắp tới nhằm ghi vốn thanh toán cho doanh nghiệp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm