Đắk Lắk mưa lớn, khẩn trương di dời dân

Trưa 10-11, ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết sáng 10-11, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn khiến nước từ các con sông suối dâng nhanh khiến một số vùng ngập lụt, chia cắt cục bộ.

Một số trường học nước đã vào phòng, huyện đã chỉ đạo một số trường cho học sinh nghỉ học.

Chính quyền đang khẩn trương thực hiện các biện pháp di dời dân khỏi vùng nguy cơ ngập. Ảnh AH

"Chính quyền đã thông báo trên loa phát thanh cảnh báo cho người dân các khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Trước tình hình nước dâng cao, gây ngập tuyến đường vào thôn Ea Hăn (xã Cư Đrăm) chính quyền địa phương đã tổ chức chốt chặn, túc trực để ứng cứu. Đoạn đường này bị ngập hàng trăm mét, nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn khiến khoảng 100 hộ dân thôn Ea Hăn bị cô lập” vị này nói.

Ông Phạm Ngọc Thạch, Quyền Chủ tịch UBND M’Đrắk cho biết hiện nay huyện đang dồn lực lượng vào xã Cư San, nơi lòng hồ thủy lợi Krông Pắch Thượng để ứng cứu.

Hiện lực lượng quân đội, công an mang theo ca - nô cùng các lực lượng khác đang tập trung tại xã Cư San để ứng cứu người dân.

“Theo kế hoạch, huyện sẽ di dời khoảng 100 hộ dân trong lòng hồ thủy lợi Krông Pắch Thượng lên khu vực cao hơn. Chúng tôi mới di dời được hai hộ. Nhiều người dân đang tập trung kê tài sản lên cao và chưa chịu di dời. Tùy theo tình hình thực tế, chiều nay nếu vẫn mưa lớn thì huyện sẽ kiên quyết di dời các hộ dân để đảm bảo an toàn” - ông Thạch cho biết thêm.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Siết quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa

Siết quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa

(PLO)- Việc bổ sung các khái niệm, phân loại cụ thể tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa… và có quy định về cung ứng các dịch vụ liên quan, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

(PLO)- Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhìn nhận trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tinh gọn xã, bỏ cấp huyện, việc sửa Luật Quy hoạch cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách để gỡ khó, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

(PLO)- Các đại biểu đề xuất lập thêm các tòa phá sản, tòa sở hữu trí tuệ trực thuộc tòa án cấp khu vực, bởi để giải quyết một vụ án phá sản, tổ thẩm phán thụ lý phải theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện, có thể 5-7 năm, có khi tới 10 năm mới kết thúc.