Tôi sinh năm 1995 tại Thụy Điển. Lúc vượt biên, cha và mẹ tôi thất lạc nhau nên tôi được đăng ký khai sinh theo họ mẹ và có ghi tên cha trong giấy khai sinh. Thủ tục khai sinh được thực hiện tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển. Tôi mang quốc tịch Việt Nam. Năm 2018, mẹ và tôi trở về Việt Nam sinh sống, gặp lại cha tôi. Vậy tôi muốn chuyển từ họ mẹ sang họ cha có được không? Thủ tục thế nào?
Bạn đọc Nguyễn Ngọc Huỳnh Thi (thingoc…@gmail.com)
Luật Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong trường hợp việc sử dụng họ, tên đang dùng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó. Hoặc thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại.
Theo điểm e khoản 5 Mục II Thông tư số 01/2008 của Bộ Tư pháp, trong trường hợp công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch thì cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật hộ tịch.
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Từ các quy định trên, chị Thi được quyền thay đổi từ họ mẹ sang họ cha theo thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam có nơi cư trú trong nước
Theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014, UBND quận, huyện nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú trong nước.
Thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên được quy định tại Điều 38 Nghị định số 158/2005 đã được sửa đổi theo khoản 10 Điều 1 Nghị định số 06/2012 như sau:
Người yêu cầu thay đổi họ, tên phải nộp tờ khai theo mẫu quy định, xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi.