Hôm nay, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam (VN) bước vào năm thứ 90, đánh dấu sự ra đời và phát triển của mình (3-2-1930 – 3-2-2020). Báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc phỏng vấn GS-TSKH Phan Xuân Sơn, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, về quá trình vận động không ngừng của Đảng với vai trò đại diện cho lợi ích toàn dân tộc.
GS-TSKH Phan Xuân Sơn nói: “Đảng ta từng vấp khuyết điểm, thậm chí sai lầm và gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng Đảng ta thực sự gắn bó với vận mệnh của dân tộc, thực tâm đặt lợi ích của nhân dân, của quốc gia lên trên hết. Đảng luôn quyết tâm đứng về phía tiến bộ, hòa vào dòng chảy văn minh của nhân loại như chống thực dân, đế quốc, phát xít, xây dựng nhà nước pháp quyền, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế… Vì vậy, vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCS trên vũ đài chính trị VN từ thế kỷ XX tiếp tục được khẳng định ở thế kỷ XXI này”.
GS-TSKH Phan Xuân Sơn. Ảnh: NGHĨA NHÂN
Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, gắn bó với dân tộc
. Phóng viên: Thưa ông, 90 năm ra đời và tiếp tục cầm quyền là hiếm có với một ĐCS như ĐCS VN. Một cách tổng quát, ông đánh giá gì về con số này?
+ GS-TSKH Phan Xuân Sơn: Nói về tuổi thì nhiều chính đảng có tuổi đời lớn hơn nhiều, nhất là ở những nước ở châu Âu, Bắc Mỹ. Ở đó, đảng chính trị ra đời rất sớm, từ thế kỷ 19.
Nhưng nếu nói về thời gian một đảng duy nhất cầm quyền liên tục thì Đảng ta là trường hợp hiếm có, tính ra đến năm 2020 là 75 năm kể từ khi nước ta giành độc lập. năm 1945. ĐCS Liên Xô cầm quyền từ năm 1917, đến năm 1991 sụp đổ, dừng lại ở 74 năm. ĐCS Trung Quốc cầm quyền từ năm 1949. Cho nên 90 năm ra đời với 75 năm cầm quyền liên tục, đưa đất nước tới như ngày nay thì với ĐCS VN đó là thành tựu to lớn, nói lên nhiều điều.
. Phong trào cộng sản quốc tế đã có thời nở rộ với nhiều ĐCS cầm quyền nhưng còn giữ được vị thế lãnh đạo chính danh, liên tục như Đảng ta...
+ Đấy có lẽ là điểm riêng có của VN. Tuy nhiên, nó có tính khách quan, lịch sử của nó.
Trở lại giai đoạn mà chủ nghĩa cộng sản được truyền bá vào nước ta, lúc đó VN là nước thuộc địa, nửa phong kiến. Nhu cầu phát triển của đất nước lúc đó là đánh đuổi thực dân, lật đổ chế độ phong kiến.Trong đó, nhu cầu đánh đuổi thực dân là cao nhất và nhất quán đối với mọi tầng lớp nhân dân VN.
Vào thời kỳ này, ở VN xuất hiện nhiều phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp theo các xu hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của các phong trào này dù rất anh dũng, quyết liệt nhưng đều không thành công. Thực dân Pháp kết hợp với triều đình phong kiến tìm mọi cách làm tan rã hoặc đàn áp đẫm máu các phong trào này.
Thực dân, đế quốc thì đều là thế lực quốc tế cả, cho nên các phong trào yêu nước VN lúc này muốn thành công rất cần sự ủng hộ không chỉ của nhân dân trong nước mà còn của các nước trên thế giới và các tổ chức mang tầm quốc tế.
Tại thời điểm ấy, ngay cả phong trào công nhân quốc tế cũng có quan điểm khác nhau về cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa. Bên ủng hộ sau này thành lập Quốc tế 3, do Đảng Bôn sê vích (sau là ĐCS Liên Xô) đứng đầu. Những người yêu nước VN, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến sự ủng hộ quốc tế đó.
Nhắc lại như vậy để thấy rằng cái logic của thời đại đó, khi tìm ra được, nó giản dị, rõ ràng vô cùng.
Như vậy, triết lý cứu nước của VN lúc bấy giờ là muốn cứu nước thì phải gắn phong trào yêu nước với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân thế giới. Sau khi đã có triết lý rồi, vấn đề tiếp theo là muốn làm cách mạng giải phóng dân tộc phải có chính đảng để lãnh đạo. Vậy đảng đó tập hợp ai, đại diện cho ai?
Đảng đó nhất định phải là đội tiên phong chiến đấu của phong trào yêu nước và phong trào công nhân VN. Trong quá trình chuẩn bị tư tưởng và tổ chức để thành lập một đảng cách mạng ở VN, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện triết lý ấy. Đó cũng là nguyên lý, nguyên tắc tổ chức và hành động của ĐCS VN: Đảng ra đời là sự kết hợp giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nguồn gốc phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc là nền tảng để Đảng gắn bó với dân tộc; nguồn gốc phong trào công nhân là nền tảng để Đảng gắn bó với phong trào công nhân và nhân dân lao động thế giới.
. Ý ông, tính dân tộc là yếu tố riêng có, tạo nên sự khác biệt, quyết định vai trò lãnh đạo riêng có của ĐCS VN?
+ Lý luận khởi thủy của các nhà sáng lập Chủ nghĩa Cộng sản thì ĐCS nói chung ra đời là do kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân, tức đặt lên cao tính chất đại diện cho ý chí chính trị của giai cấp công nhân đại công nghiệp. Các ĐCS ở châu Âu đều như vậy.
Nhưng khi Chủ nghĩa Cộng sản truyền bá vào VN thì bám rễ, khẳng định, kết hợp nhuần nhuyễn, hóa thân vào chủ nghĩa yêu nước, phong trào yêu nước VN.
Ngay cả phong trào công nhân VN lúc này dù lực lượng còn ít, cũng không phải là công nhân đại công nghiệp nhưng đã nổi trội tinh thần yêu nước. Nói cách khác, chính chủ nghĩa yêu nước, gắn bó với dân tộc là nội dung đặc sắc, độc đáo trong việc ra đời của ĐCS VN, làm nên tính dân tộc đặc sắc, không sô vanh, không hẹp hòi của nó.
Bác Hồ với các đại biểu Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt năm 1951. Ảnh: tư liệu
Sức mạnh của Đảng nằm trong sự uyển chuyển
. 90 năm của mình, ĐCS VN gắn nhiều với vai trò lãnh đạo giành độc lập năm 1945, rồi lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Theo quan sát của ông, sức mạnh to lớn của Đảng nằm ở đâu?
+ Sức mạnh của Đảng nằm trong sự uyển chuyển.
Khi ĐCS VN ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản vào năm 1930 thì Đảng ta cũng có những cách tiếp cận uyển chuyển. Đó là có cả bạo lực cách mạng như phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và cả đấu tranh nghị trường, ôn hòa như giai đoạn 1936-1939. Đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, phong trào Việt Minh mà nòng cốt là ĐCS VN, chớp thời cơ quốc tế thuận lợi, chỉ trong 10 ngày thiết lập chính quyền mới trên toàn quốc. Đảng đã vận động quần chúng, tiến hành một cuộc cách mạng giành chính quyền, nhìn chung không đổ máu.
Vào lúc khối XHCN Đông Âu trong đà sụp đổ, các ĐCS ở đó đánh mất vị trí lãnh đạo, Đảng ta đã bình tĩnh, kiên trì giữ vững vai trò lãnh đạo, trên cơ sở đổi mới đường lối phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. |
Chính phủ lâm thời nước VN Dân chủ Cộng hòa ngay sau đó được thành lập với đại diện đến từ nhiều đảng phái, mời cả cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao, nhiều quan lại, quan chức của chính quyền cũ, con cháu hoàng tộc, đại biểu trí thức; mời đại diện hai đảng đối lập VN Quốc dân Đảng và VN Cách mạng Đảng tham gia Chính phủ.
Đảng ta đặc biệt uyển chuyển còn ở chỗ một chính đảng non trẻ như vậy mà tháng 11-1945 tuyên bố tự giải tán. Mọi hoạt động từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Bằng một liên minh chính trị rộng rãi thu hút vào mình tất cả tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, Việt Minh đã lãnh đạo thành công tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội lập hiến, ban hành Hiến pháp 1946. Việt Minh còn mạnh dạn chia sẻ 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho hai đảng đối lập…
. Trở lại câu chuyện lịch sử, vào những thời khắc quyết định nhất cho nền độc lập, Đảng ta đã xây dựng liên minh chính trị rộng rãi nhiều đảng phái, tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ, ra đời nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Vậy làm thế nào để tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới?
+ Đấy là sự lựa chọn của lịch sử. Đúc kết ngắn gọn nhất là như vậy.
Sự ra đời, trưởng thành của Đảng gắn liền với những vận động to lớn của lịch sử dân tộc, đất nước: Đó là thắng lợi chói lọi của Cách mạng Tháng Tám với sự ra đời của Nhà nước VN Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9-1945; đánh bại thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ để thống nhất đất nước năm 1975; tiến hành hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía tây-nam và biên giới phía bắc, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông vào cuối thập niên 1970 của thế kỷ XX và những năm sau đó; tiến hành công cuộc Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi thế bao vây, cấm vận, thiết lập vị thế của VN như ngày nay.
Trong suốt tiến trình lịch sử ấy, ĐCS là lực lượng tiên phong nhất, dũng cảm hy sinh nhất, gan dạ và bản lĩnh nhất, đứng mũi chịu sào để huy động được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, của các lực lượng yêu nước, sự ủng hộ của bè bạn quốc tế.
. xin cám ơn ông
Công tác chống tham nhũng, xây dựng Đảng thiết thực, hiệu quả Lịch sử 90 năm ĐCS VN cho ta bài học quan tr Công tác chống tham nhũng, xây dựng Đảng thiết thực, hiệu quả ọng là Đảng luôn phải đại diện đầy đủ cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Đảng ta đứng vững đến ngày nay là do liên tục đổi mới. Nhưng cần lưu ý, sự đổi mới ấy phải chủ động từ phía Đảng, do Đảng dẫn dắt, chứ không được để sa vào tay các nhóm lợi ích. Trước tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm nghiêm trọng, công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng đã được đẩy cao lên và làm rất thiết thực, hiệu quả ở khóa XII. Ngoài ra, để ngăn ngừa, xử lý các nguy cơ suy thoái quyền lực thì ngoài việc chấn chỉnh tổ chức của chính mình, Đảng cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực từ sức mạnh của quần chúng. Vì suy cho cùng, Đảng không có lợi ích nào khác là vì lợi ích của nhân dân, nên phải để người dân được thực hiện tối đa các quyền hợp pháp của mình. |
Ông ĐỒNG VĂN KHIÊM, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM: Phải dẹp bỏ được lợi ích nhóm, bè phái Đúng như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, công cuộc chống tham nhũng của Đảng trong khoảng hai năm trở lại đây đã tạo dựng được niềm tin trong dân. Để giữ vững niềm tin ấy, Đảng phải tiếp tục công cuộc phòng, chống tham nhũng của mình mạnh mẽ hơn nữa. Muốn thế, việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 13 tới đây là vô cùng quan trọng. Cùng với việc tuyển chọn người tài, ưu tú thì Đảng phải thanh lọc, khai trừ những thành phần làm mất đi uy tín để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Cùng đó là phải dẹp bỏ được các lợi ích nhóm, bè phái để Đảng tận tâm, hết lòng phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Bà ĐINH THỊ GÁI, quận Thủ Đức, TP.HCM: Dân ủng hộ Đảng xử lý tham nhũng tới cùng Tôi rất ủng hộ công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước hiện nay. Theo quan sát của tôi, từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thì vấn đề chỉnh đốn, xây dựng Đảng dần đi vào nề nếp, tạo được lòng tin trong Đảng và trong nhân dân. Việc xử lý mấy mươi cán bộ cao cấp, trong đó có không ít ủy viên trung ương và có cả ủy viên Bộ Chính trị, điều đó cho thấy Đảng rất nghiêm, không có vùng cấm trong vấn đề chống tham nhũng, khiến cả xã hội ai cũng đồng tình. Vậy nên nếu Đảng tiếp tục làm cương quyết, dứt điểm thì sẽ tạo cho người dân có niềm tin sâu sắc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ông NGUYỄN VĂN NGHĨA, ngụ quận 9, TP.HCM: Phải xóa bỏ lệ “con ông cháu cha” khi chọn cán bộ Đảng phải chọn cho bằng được người đủ đức, đủ tài vào bộ máy của mình. Khichọn nhân tài cần xóa bỏ tình trạng con ông cháu cha, nạn chạy chức, chạy quyền, chạy cơ cấu. Cha của anh làm to thì Nhà nước ghi công cha của anh, còn anh phải như mọi công dân khác, nếu đủ tài, đủ đức thì mới tuyển dụng. đảng phải xây dựng cho bằng được lớp cán bộ có ý thức trách nhiệm cao, đạo đức tốt, khiêm tốn trong công việc và cả với dân. Còn người làm không được, đạo đức cũng kém thì hãy mạnh tay đưa ra khỏi bộ máy chứ không nên nể nang, xuê xoa. Có như thế thì những người tài, người có ý chí phấn đấu trong công việc mới có cơ hội để cống hiến. Thiết nghĩ, Đảng cũng cần có cơ chế để xử lý cả người đề bạt nếu như họ giới thiệu người sai. Vì một người hư hỏng thì cả một tập thể bỏ phiếu cũng phải chịu trách nhiệm, mới mong né được chuyện cài người của nhóm mình, bè phái mình. LÊ THOA - THANH TUYỀN ghi |