Triển lãm “Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn - TP.HCM” trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với UBND TP.HCM và Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM tổ chức.
Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 320 năm thành lập Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM (1698-2018), kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp và chào mừng chuyến thăm chính thức của Thủ tướng nước Cộng hòa Pháp đến Việt Nam và TP.HCM.
Tại đây, ban tổ chức đã trưng bày tài liệu, hình ảnh phản ánh quá trình lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thiết lập chủ quyền Đại Việt ở vùng đất phía Nam (năm 1868); Chúa Nguyễn Phúc Ánh chọn Gia Định làm kinh kỳ và lịch sử Sài Gòn trở thành thuộc địa của Pháp giai đoạn 1858-1945.
Đồng thời, triển lãm còn giới thiệu đến công chúng hình ảnh, tư liệu của các công trình tiêu biểu do chính quyền thuộc địa Pháp xây dựng tại Sài Gòn hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Các công trình này đến nay đã trở thành di sản kiến trúc của TP.HCM như: Tòa thị chính thời Pháp thuộc (nay là trụ sở UBND TP.HCM), Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc (nay là Bảo tàng TP.HCM), Bệnh viện Sài Gòn, Dinh Toàn quyền Đông Dương (nay là Hội trường Thống Nhất), trường Petrus Ký (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong), Trường Nữ sinh Sài Gòn (nay là THPT Nguyễn Thị Minh Khai).
Triển lãm diễn ra đến ngày 20-11.
Cùng ngắm các hình ảnh được trưng bày tại triển lãm:
Người dân và du khách tham quan triển lãm trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Tòa thị chính thời Pháp thuộc, nay là trụ sở UBND TP.HCM.
Dinh Toàn quyền Đông Dương, nay là Hội trường Thống Nhất.
Dinh Thống đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc, nay là Bảo tàng TP.HCM.
Bưu điện TP.HCM.
Bệnh viện Sài Gòn.
Khám lớn Sài Gòn, nay là Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM.
Bản vẽ vùng Sài Gòn - Chợ Lớn do kiến trúc sư phụ trách Sở đô thị hóa lập ngày 22-1-1943.
Trường Nữ sinh Sài Gòn, nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Bệnh viện Grall thời Pháp thuộc, nay là Bệnh viện Nhi đồng 2.
Hình ảnh chiếc máy bay và nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất.
Không ảnh đường băng sân bay Tân Sơn Nhất năm 1936.
Trường Petrus Ký, nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Khánh thành tuyến xe điện Sài Gòn năm 1866 và 1879.
Bệnh viện Chợ Lớn, nay là Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.
Thương cảng Sài Gòn thời Pháp thuộc.
Hiện vật mộc bản thời Minh Mạng có nội dung đổi tỉnh Phiên An làm tỉnh Gia Định vào năm 1833.
Người dân chụp lại các ảnh tư liệu được trưng bày tại triển lãm.
Không gian triển lãm với các tiểu cảnh thu hút người dân và du khách.