Ảnh minh họa
Khi nghe tới bạo hành gia đình, mọi người thường nghĩ đến bạo lực, nhục mạ bằng lời nói và các hình thức xung đột tiêu cực khác. Tuy nhiên, có thể bạn đang bị bạo hành âm thầm hơn, khiến bạn mất đi niềm hạnh phúc bình thường, nhu nhược và dễ có cảm xúc tiêu cực.
1. Bị tách biệt với bạn bè và người thân: Đây là điểm thường có của người bạn đời mang tính độc chiếm và có khuynh hướng bạo hành. Bằng việc chia cách bạn với người thân và bạn bè, người ấy có thể dễ dàng hơn trong việc điều khiển, "thao túng" cách bạn sống. Người ấy không muốn bạn kể chuyện của hai người với những người khác có thể chỉ vì không muốn họ chỉ cho bạn những mặt tiêu cực do người ấy ảnh hưởng lên bạn. Với người có tính chiếm hữu, họ còn ghen tức, cảm thấy bị đe dọa bởi tình cảm của bạn với người khác.
2. Ghen tuông quá mức: Sự ghen tuông đến mức "ám ảnh" như thường xuyên lo lắng theo dõi từng cuộc trò chuyện của bạn với người khác giới cho thấy rằng bạn đời cảm thấy bất an và muốn kiểm soát bạn. Mối quan hệ với người bạn đời ghen tuông độc đoán rất bất ổn vì bạn không thể ngờ họ sẽ "bùng phát" những cơn ghen tuông vô lý vào lúc nào và họ sẽ soi mói, dò xét bạn bằng cách nào.
3. Bị coi thường, xem nhẹ: Những người thường cố tỏ ra khinh thường người khác lại thường là người không thỏa mãn về cuộc sống, công việc, trình độ của chính họ. Và việc thường xuyên xem nhẹ thành quả của bạn đời nói lên rằng họ không tôn trọng bạn, không muốn hỗ trợ, khuyến khích bạn tiến lên phía trước.
4. Cảm giác "mắc kẹt" trong mối quan hệ: Rồi sẽ đến lúc bạn cảm thấy mối quan hệ giữa hai người là đường cùng không lối thoát. Bạn không hạnh phúc, muốn thoát ra nhưng lại tự mình lặp lại con đường quen thuộc, cách hành xử quen thuộc và người ấy cũng không hề thay đổi.
5. Cảm thấy mình luôn có lỗi: Cảm giác tất cả sai lầm trong mối quan hệ đều là lỗi của bạn là dấu hiệu bạn đang bị "điều khiển". Người bạn đời bạo hành tinh thần bạn bằng cách đẩy cho bạn tất cả sai lầm trong quan hệ tương tác giữa hai người, kể cả khi họ giận dữ hay buồn bực cũng là lỗi của bạn.
6. Dễ dàng tha thứ: Một trong những lý do mà người bị bạo hành lại khó tìm lối thoát là người bạn đời ấy nắm quá rõ tình cảm và cảm xúc của họ. Do đó, khi có chuyện xảy ra, người ấy sẽ tìm được cách thuyết phục, hứa hẹn và làm bạn an tâm, cho rằng chỉ cần bạn làm điều gì đó cho họ, tất cả sẽ thay đổi.
7. Không được lắng nghe: Bạn đời từ chối trò chuyện hay lắng nghe bạn, có thể chỉ âm thầm dưới hình thức để bạn chờ đợi cuộc gọi lại hàng giờ liền. Lý do ngầm ẩn đằng sau hành động này là người ấy muốn giữ bạn dưới sự kiểm soát cảm xúc của họ, lo lắng lý do tại sao họ không gọi lại.
8. Không có quyền riêng tư: Có những nơi mà những việc mà bạn không muốn người khác xâm nhập, nhưng người ấy bất chấp ý muốn của bạn. Người ấy cũng không cho bạn một không gian riêng để suy nghĩ hay bình ổn tinh thần. Điều này có nghĩa rằng người ấy không tôn trọng bạn đủ để tôn trọng ý muốn, cảm xúc của bạn.
9. Đối phó với cảm xúc thay đổi liên tục: Người ấy có thể vô cùng tình cảm, ấm áp vào giây phút trước, sau đó lập tức nổi nóng và cau có. Bất cứ điều gì bạn nói, bạn làm cũng có thể khiến người ấy nổi giận và bạn cảm thấy bồn chồn lo sợ mỗi khi ở cạnh họ.
10. Người ấy độc đoán một cách thụ động: Người ấy không muốn để lộ ra sự mềm yếu, không muốn nói về bất cứ điều gì chạm đến điểm yếu của mình và sẽ cắt ngang bất cứ câu chuyện nào "nhạy cảm". Tất cả hồi đáp bạn nhận được chỉ là "Tốt" và "Sao cũng được", rồi bạn sẽ rơi vào trạng thái bối rối, thậm chí lo sợ và hoang mang. Dần dà, bạn phải tự tìm mọi cách theo ý của người ấy trong tâm trạng đầy bất an. Đây cũng là một hình thức bạo hành tinh thần mà bạn không nên xem nhẹ.