Đại biểu: Ngành sư phạm cần sơ tuyển tiêu chí hình thức và ngôn ngữ

(PLO)- Đại biểu cho rằng để thúc đẩy tinh thần “tôn sư trọng đạo” thì nhà giáo cần có hình thức và chuẩn ngôn ngữ, không nói ngọng, nói lắp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 20-11, ngày Nhà giáo Việt Nam, theo lời Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Thanh, QH dành trọn phiên thảo luận tại hội trường để bàn về Dự Luật Nhà giáo.

“Đây là sự trân trọng của QH, Ủy ban Thường vụ QH gửi đến các thế hệ nhà giáo và ngành giáo dục, những người đã, đang và sẽ đóng góp quan trọng trong sự nghiệp trồng người vẻ vang và cao quý.

Ủy ban Thường vụ QH bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các vị lão thành, các đại biểu (ĐB) QH đã và đang công tác trong ngành giáo dục, cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý trên khắp mọi miền của Tổ quốc” - Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Thanh nói.

LUẬT NHÀ GIÁO..jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thay mặt Quốc hội gửi lời chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: QH

Tại phiên thảo luận, đa số các ĐBQH đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Tuy vậy, cũng có một số ĐB, như ĐB Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) nói ông cơ bản đồng tình với sự cần thiết việc xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, theo ông cần làm rõ, tại sao trong Luật Giáo dục đã có một chương quy định về nhà giáo nay lại ban hành luật nhà giáo.

"Vậy, nhà giáo có gì là đặc biệt cần được làm rõ. Nay mai có cần thiết ban hành luật Thầy thuốc không?” - ông Tiến đặt vấn đề.

Nhiều ĐB còn quan tâm đến các quy định thuyên chuyển, điều động, lương, phụ cấp, bổ nhiệm, hỗ trợ nhà giáo. Một số ĐB khác quan tâm đến tiêu chuẩn, quá trình đào tạo nhà giáo cũng như chế độ nghỉ hưu của nhà giáo.

luật nhà giáo.jpg
Quốc hội chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: QH

Đặc biệt, dự Luật Nhà giáo có quy định “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm số lượng, cơ cấu, chất lượng nhà giáo, đặc biệt là các nhà giáo công tác tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn”.

ĐB Nguyễn Thị Dung (đoàn Thái Bình) nói mình là nhà giáo và rất quan tâm đến quy định này. Bởi theo bà, dự luật chưa có những quy định thể hiện các chính sách này cách rõ nét.

Dẫn số liệu của chính Bộ GD&ĐT, ĐB Nguyễn Thị Dung nói cuối năm 2023 Bộ GD&ĐT cho hay số lượng giáo viên THPT đã thiếu đến hơn 100.000 người, chưa tính sự thiếu hụt nhà giáo trong các cấp học khác như PTTH hay đại học, cao đẳng.

Trích dẫn tiếp số liệu của Tổng cục Thống kê sau đó, ĐB Nguyễn Thị Dung nói năm 2030 cả nước cần 328.000 giáo viên.

LUẬT NHÀ GIÁO.....jpg
ĐB Nguyễn Thị Dung (Thái Bình). Ảnh: QH

“Luật Nhà giáo rất cần quy định các chính sách này bởi hiện vẫn chưa thể hiện được” - ĐB Nguyễn Thị Dung nói.

Với việc bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên, ĐB Nguyễn Thị Dung cho rằng ngành sư phạm không chỉ cần điểm sàn để tuyển sinh viên, mà thực tiễn khi đứng lớp để phù hợp với tinh thần “tôn sư trọng đạo” thì nhà giáo cần thể hiện được cả “nội dung và hình thức”. Bà đề nghị cần có chính sách bảo đảm chất lượng nhà giáo thông qua sơ tuyển trong ngành sư phạm về hai tiêu chí là hình thức và ngôn ngữ.

“Quan trọng nhất ngôn ngữ nhà giáo phải trong sáng, không nói lắp, nói ngọng. Tôi cũng là nhà giáo, tôi thấy hiện nhiều nhà giáo chưa chuẩn ngôn ngữ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến học sinh, nhất là học sinh mẫu giáo, cấp một, những học sinh đang trong giai đoạn hình thành chuẩn ngôn ngữ” - ĐB Nguyễn Thị Dung nói.

ĐB Nguyễn Thị Dung cũng đề nghị nghiên cứu và tổng kết số lượng sinh viên ngành sư phạm sau khi ra trường không làm nhà giáo và có chính sách bảo đảm cho sinh viên sư phạm. Vì theo bà, nếu không bảo đảm được cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường làm nhà giáo thì vừa lãng phí, vừa không thu hút được các sinh viên giỏi trong các ngành khác làm nhà giáo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm