ÔNG TRẦN VĂN NAM, BÍ THƯ TỈNH ỦY BÌNH DƯƠNG:

Để đổi mới kiểu ‘xé rào’, người đứng đầu cần có bản lĩnh, trí tuệ

Chúng ta có thể phải chấp nhận những trường hợp “xé rào” nhưng điều này phải được đánh giá một cách khách quan, công minh.

Ở góc độ địa phương, theo tôi sẽ có những khoảng nhất định để người ta chủ động tính toán, “xé rào”. Nhiều thế hệ lãnh đạo ở Bình Dương đều rất quyết liệt và cũng có những bước “xé rào”. Tuy nhiên, sau này các cơ quan trung ương về làm việc, thẩm định cũng thấy hợp lý, không có yếu tố cá nhân trong đó. Tất nhiên, khi chưa được “bật đèn xanh” thì việc “xé rào” rất mạo hiểm.

Bộ máy của chúng ta bây giờ cồng kềnh quá, nhiều tầng lớp quá. Khi có chủ trương đầu tư, nếu làm theo đúng trình tự đặt ra sẽ rất lâu. Nhìn chung có nhiều vấn đề, kể cả bộ máy, quy trình, muốn giải quyết được những vấn đề xung quanh về đầu tư, hoặc nhiều vấn đề khác thì cần tinh giản rất nhiều.

(Theo Tiền Phong)

TS Diệp Thanh Tùng, Trưởng khoa Kinh tế - luật, Trường ĐH Trà Vinh:

Tích tụ đất đai: Tỉ lệ nông dân mất đất cao

Kết quả từ một số nghiên cứu của World Bank, trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 0,9 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 4% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước vào năm 2000) đã được chuyển đổi thành đất ở, đất công và đất phục vụ các mục đích phi nông nghiệp khác.

Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy khi những hộ gia đình khá giả có nhiều cơ hội để tích tụ đất đai và nâng cao hiệu quả sản xuất ở quy mô lớn thì những hộ nghèo thường dễ tổn thương và chịu rủi ro cao về khả năng mất đất và đối mặt với thất nghiệp sau đó.

Chính sách thu hồi đất của Nhà nước có tác động nhiều hơn đến tình trạng nông dân mất đất thay vì nông dân chủ động tham gia vào thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Dựa trên các quy hoạch chung của cả nước, các chính sách quản lý đất đai cần được áp dụng linh hoạt theo mỗi vùng tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất nông nghiệp khác nhau để giảm thiểu các tác động tiêu cực do tích tụ đất đai mang lại.

(Theo Tiếp Thị Thế Giới)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm