ĐH Luật kiên quyết đình chỉ sinh viên phôtô giáo trình

Trong thông cáo, Trường ĐH Luật khẳng định “Nhà trường kiên quyết xử lý để ngăn chặn nhằm cảnh báo, tăng tính hiệu quả giáo dục, giúp sinh viên nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là đối với sinh viên ngành luật - những người trong tương lai có thể trở thành những người bảo vệ, thực thi công lý”.

8 quyển là... 8 vi phạm

“Có ý kiến cho rằng đây là một hình thức kỷ luật quá “nghiêm khắc”. Chúng tôi cho rằng đối với sinh viên này, nếu việc vi phạm chỉ mang tính hiện tượng, vi phạm lần đầu và duy nhất thì đây có thể xem là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc”.

Tuy nhiên, sinh viên NTNA đã nhiều lần phôtô nhiều giáo trình của nhà trường, không những chỉ để sử dụng cho cá nhân mà còn chuyển giao để người khác tiếp tục sử dụng. Xét trong bối cảnh việc sao chép bất hợp pháp tài liệu học tập đang diễn ra rất phổ biến, thường xuyên, rất nghiêm trọng, nhà trường cũng đã phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến tất cả sinh viên về việc nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trường vẫn phát hiện một số vụ việc và đã có một số hình thức kỷ luật như cảnh cáo, đình chỉ học tập một năm. Hơn nữa, mặc dù bản thân sinh viên cũng đã ý thức được việc làm này là sai trái nhưng vẫn cố tình vi phạm nhiều lần thì hình thức kỷ luật này là chính đáng, đúng mực

Trái với kỳ vọng trước đó của nhiều người rằng nhà trường sẽ xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật cho phù hợp hơn. Mức đình chỉ một năm học vì phôtô tám cuốn giáo trình khác nhau là nặng, dư luận đánh giá.

Trong thông cáo, ĐH Luật phân tích “Thứ nhất, tự sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Trong trường hợp này, sinh viên NTNA đã sao chép và chuyển giao tác phẩm sao chép cho người khác. Thứ hai, việc tự sao chép tác phẩm nêu trên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm. Thứ ba, việc tự sao chép nêu trên không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu giả sử nhà trường cho phép mỗi sinh viên (hiện nay trường có trên 15.000 sinh viên) tự sao chép một bản để học tập thì sẽ có khoảng 15.000 cuốn sách phôtô cho mỗi đầu sách và như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, pháp luật về quyền tác giả sẽ không được tôn trọng và thực thi, giá trị sáng tạo sẽ không được tôn vinh”.


ĐH Luật TP.HCM ra thông cáo khẳng định kiên quyết xử đình chỉ học một năm đối với sinh viên phôtô giáo trình.

“Nữ sinh viên này đang học năm thứ hai và đã phôtô tám cuốn sách của tám đầu giáo trình khác nhau, nghĩa là sinh viên này không chỉ vi phạm một lần mà là tám lần trong tám môn học khác nhau. Không những thế, sinh viên này còn lôi kéo các sinh viên khác vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, chuyển giao lại các tác phẩm vi phạm bản quyền cho sinh viên năm thứ nhất. Dù bạn sinh viên năm thứ nhất đã từ chối nhận vì biết là vi phạm nội quy của nhà trường, nữ sinh viên này vẫn khuyến khích và thuyết phục để bạn sinh viên năm thứ nhất nhận giáo trình phôtô”.

Trường có quyền ra nội quy

Hiệu trưởng Mai Hồng Quỳ khẳng định trong thông cáo rằng Luật Giáo dục ĐH năm 2012 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, theo đó hiệu trưởng có quyền: “Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục ĐH…”.

Bà cũng khẳng định hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH có quyền “Căn cứ nội dung của quy chế này xây dựng quy chế, quy định cụ thế về công tác sinh viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác tổ chức giáo dục và đào tạo của nhà trường”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới