Khi các nhân viên, thuyền viên này bệnh tật, tai nạn phải khám điều trị ở nước ngoài, vậy việc đóng BHYT ở Việt Nam có bắt buộc không. Ngoài ra, trong khoảng thời gian người lao động công tác ở nước ngoài thì có phải tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không và tỉ lệ đóng như thế nào?
Bạn đọc có địa chỉ mail thanhtruc…gmail.com
Bảo hiểm xã hội TP.HCMtrả lời: tại điểm 1.1 Mục 1 Công văn số 1660/BHXH-THU của BHXH TP.HCM hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày quy định: Người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT. Cơ quan, tổ chức cử đi vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài. Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó BHXH 26% (đơn vị 18%, người lao động 8%); BHTN 2% (đơn vị 1%, người lao động 1%).
Như vậy, trường hợp sĩ quan thuyền viên được cử đi làm việc tại nước ngoài theo quyết định của công ty, có thời gian ngày đi, ngày về cụ thể thì không phải đóng BHYT nhưng sẽ được tính là thời gian tham gia BHYT. Các trường hợp khác vẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ theo quy định.
Chuyển nơi tham gia BHYT vẫn được tính thời gian nơi tham gia cũ
Hiện tôi là người lao động đã tham gia BHYT đủ năm năm liên tục ở Đồng Nai và đến ngày 31-10-2017 là hết hạn. Tháng 11-2017, tôi tham gia tiếp ở TP.HCM. Cho tôi hỏi thời điểm tham gia BHYT năm năm liên tục được tính từ khi tham gia BHYT ở Đồng Nai hay TP.HCM?
Bạn đọc Thiên Ân, Thủ Đức, TP.HCM
Trả lời thắc mắc trên, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết trường hợp người lao động đã có thời gian tham gia BHYT đủ năm năm liên tục ở Đồng Nai và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến 31-10-2017. Tháng 11-2017 tiếp tục tham gia BHYT ở TP.HCM thì thời gian tham gia BHYT vẫn được tính liên tục từ thời điểm đủ năm năm liên tục được ghi trên thẻ BHYT do BHXH tỉnh Đồng Nai cấp.