Trong bức chân dung của Cảnh sát trưởng Rome có hình ảnh rất mờ của một khuôn mặt khác. Ở tấm rèm bên trái của bức tranh là khuôn mặt của một đứa trẻ, nó có thể được thấy bằng mắt thường. Các nhà sử học cho rằng đó là hình ảnh đầu của con trai Napoleon, còn được gọi là Vua của Rome. Năm 1814, hoàng đế Napoleon mất quyền lực và việc vẽ đè lên có thể không phải do chính họa sĩ Ingres làm mà là người khác với mục đích chính trị.
Trong những năm 1901-1904, hoàn cảnh của danh họa Picasso rất khó khăn, ông thậm chí không có đủ tiền để mua đồ nghề và phải dùng bìa các-tông thay cho giấy vẽ. Đôi khi ông tái sử dụng trên những giấy vẽ cũ của mình. Chính vì lẽ đó, môt trong những bức tranh rất nổi tiếng sau này của ông, bức The Old Guitarist đã được vẽ đè lên trên một tác phẩm khác. Nếu từng nhìn tận mắt bức tranh này, người xem có thể thấy một khuôn mặt khác ẩn sau chiếc cổ của người chơi đàn. Dù chưa xác định được danh tính, nhưng ảnh x-quang đã hé lộ rất nhiều đặc điểm của khuôn mặt này. Đó là một người phụ nữ đang chăm sóc cho một đứa trẻ, và ngay gần đó là hình ảnh của những vật nuôi như bò, cừu.
Bức họa vẽ năm 1901 này có nhiều điểm tương đồng với bức The Old Guitarist. Công nghệ chụp hồng ngoại đã cho thấy một bức tranh chân dung khác phía sau cảnh căn phòng. Đó là một người đàn ông râu rậm, mặc bộ đồ khá lịch sự , trên tay đeo rất nhiều nhẫn. Ông ta được vẽ ở tư thế nghiêng người trong khi bức tranh ở hướng thẳng đứng. Nhiều khả năng đây chính là bức tranh đã được họa sĩ tái sử dụng vì thiếu giấy vẽ.
Ở Phòng tranh Quốc gia Ở London, quá trình phục chế bức tranh đầu thế kỉ 16 này đã làm lộ ra một điểm rất đáng chú ý. Chi tiết mà người ta cho là lỗi trên tóc của người phụ nữ thực ra lại là các lọn tóc vàng từ bản vẽ gốc, được lộ ra sau hàng loạt lớp sơn. Trên bản gốc người phụ nữ tóc vàng là một chủ thể thú vị hơn rất nhiều. Cái nhìn của cô có tính toán hơn, cảm xúc bối rối hơn, và cơ thể được đặc tả hơn. Vào một thời điểm nào đó, người phụ nữ này được biến thành một cô gái tóc nâu với những đặc điểm không quá nổi bật. Ngày nay, bức tranh đã được phục dựng nguyên trạng và được trưng bày tại Phòng tranh Quốc gia.
Khi bức tranh thế kỉ 17 này được tặng cho Bảo tàng Fitzwilliam, nó chỉ có cảnh biển rất đơn giản. Tuy vậy, các nhà bảo tồn ở Viện Hamilton Kerr cho rằng bối cảnh trong tranh rất lạ, khi một đám đông lớn tụ tập ngay sát mép nước mà không có lí do gì nổi bật. Sau quá trình lau rửa, một hình ảnh mờ dần hé lộ. Tiếp tục việc phục chế, người ta đã phát hiện hình ảnh một con cá voi mắc cạn trong tranh, và nó đã bị sơn đè lên. Lí do của việc này được cho là để phù hợp với trang trí nội thất. Việc vẽ đè diễn ra vào khoảng thế kỉ 18 hoặc 19. Khi đó, tranh là vật trang trí nội thất, và việc xuất hiện một xác cá voi trên tranh sẽ làm cho căn phòng trở nên xấu xí hơn. Ngày nay, bức tranh đã được phục chế hoàn toàn để du khách có thể chiêm ngưỡng.