Điều khiển xe đạp gấp có phải đội mũ bảo hiểm?

Hiện nay, nhiều mẫu xe đạp điện, xe điện gấp được rao bán nhiều trên các kênh thương mại điện tử với giá trị cao. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại xe này trong tham gia giao thông, nhiều người không đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Theo quan sát của PV, nhiều tuyến phố xuất hiện các bạn trẻ điều khiển xe đạp điện, xe điện gấp trong tình trạng không đội mũ bảo hiểm khá phổ biến. Xe đạp điện, xe điện gấp là những loại phương tiện tham gia giao thông gọn nhẹ cùng với sự tiện lợi nên được các bạn trẻ yêu thích. Nhiều loại xe điện có giá trị 10-15 triệu đồng.

Tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe điện gấp cũng phải đội mũ bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe điện gấp cũng phải đội mũ bảo hiểm theo quy định pháp luật. Ảnh:TN

Tình trạng không đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông hiện nay. Theo đó, các quy định của pháp luật cũng có các hình thức xử phạt đối với loại phương tiện này khi không chấp hành quy định tham gia giao thông.

Cụ thể, tại Văn bản hợp nhất số 15/2019 quy định về Luật Giao thông đường bộ mới được ban hành và có hiệu lực từ 1-1-2020. Trong đó, khoản 2 Điều 31 bộ luật này quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Trường hợp, người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Đồng thời, điều khiển xe mà chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới sáu tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Các trường hợp này sẽ bị phạt tiền 200.000-300.000 đồng đối với mỗi trường hợp quy định tại Nghị định 100/2019.

Bên cạnh đó, tại nghị định này cũng quy định thêm mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền 400-600 ngàn đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm