Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật hiệu chỉnh cơ xương khớp

(PLO)- Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cột sống, nhưng thắt lưng là nơi phổ biến nhất vì nơi này chịu lực nén lớn nhất của cột sống ở tư thế đứng và ngồi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi năm nay 55 tuổi, thường xuyên đau vùng thắt lưng, đi khám bệnh được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Xin bác sĩ cho biết tôi cần điều trị gì để giảm những cơn đau? (Trần Văn Tài, TP.HCM).

Trả lời

Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa các đốt sống có dạng đĩa, xung quanh là lớp vỏ. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra chủ yếu do sự gia tăng áp lực giữa 2 đốt sống hoặc một số nguyên nhân ít gặp hơn là chấn thương vỡ đĩa đệm, lão hóa hay do di truyền. Khi đó, nhân nhầy của đĩa thoát khỏi cấu trúc vỏ đĩa, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cột sống, nhưng thắt lưng là nơi phổ biến nhất vì nơi này chịu lực nén lớn nhất của cột sống ở tư thế đứng và ngồi, chiếm tỉ lệ áp đảo so với thoát vị ở cổ và ngực.

Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng thường gặp nhất. Ảnh: BSCC

Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng thường gặp nhất. Ảnh: BSCC

Thường thì cấu trúc tự nhiện cột sống có nhiều đoạn cong sinh lý khác nhau, giúp cột sống chịu được trọng lượng lớn từ toàn bộ cơ thể, giảm chấn khi chạy nhảy. Với sự chồng lên nhau của các đốt sống, đĩa đệm và hệ cơ giữ cân bằng, cơ thể hoàn toàn có thể chịu được trọng lượng lớn hơn trọng lượng cơ thể và tham gia vào các vận động sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt với việc mất đường cong sinh lý cột sống cổ ngực hay thắt lưng, các véc tơ lực tác động lên cột sống bị thay đổi là tiền đề cho những vấn đề nghiêm trọng hơn về bệnh cột sống như: thoái hóa, phình đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm. Đường cong cột sống trở nên “thẳng” hơn tạo sự gia tăng lực nén giữa các đốt sống thắt lưng.

Hình ảnh đường cong cột sống thay đổi trong bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ảnh: BSCC

Hình ảnh đường cong cột sống thay đổi trong bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ảnh: BSCC

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng. Chẳng hạn nhân viên văn phòng làm việc với máy tính, người hay cúi cổ lau nhà, làm cột sống cổ bị còng nhẹ, thay vì ưỡn; công nhân khuân vác; nhân viên vệ sinh cúi lưng quét nhà lâu ngày, làm cột sống thắt bị còng, thay vì ưỡn; nông dân lao động, ngồi xổm cắt cỏ lâu ngày làm cột sống thắt lưng bị còng, thay vì ưỡn, các vận động đột ngột bất đối xứng.

Ngoài ra, một số bệnh lý các cơ quan lân cận cột sống gây đau cấp tính hoặc đau kéo dài một bên. Tất cả những vấn đề trên làm cho hệ cơ cạnh sống và quanh thân (kể cả khung chậu) bị co kéo liên tục dẫn đến cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi, dẫn đến sự mất cân bằng tương quan vốn phải có giữa các cơ để duy trì đường cong sinh lý, gây nên sự lệch vẹo, cong vẹo, thẳng.

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:

· Đau: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ vai gáy, hoặc thắt lưng sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội. Đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ. Có thể són tiểu hay bí tiểu.

· Tê bì tay chân: Tê bì vùng cổ, thắt lưng sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Bị rối loạn cảm giác, như bị kiến bò trong người.

· Yếu cơ, liệt: Xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn.

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:

· Khi nhân nhầy chèn ép tủy sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.

· Hội chứng đuôi ngựa, rối loạn cơ vòng: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát.

· Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.

Bệnh nhân cần được bác sĩ kiểm tra mức độ căng cứng của vùng lưng, sự mất cân bằng các cơ cạnh sống, cơ quanh thân (các cơ vùng lưng, ngực, bụng, và phức hợp thắt lưng chậu hông) để đánh giá các tình trạng co kéo cơ và lệch vẹo thể hiện và ghi nhận hình ảnh trên lâm sàng. Đồng thời kết hợp kiểm tra biên độ vận động của cột sống theo các phương khác nhau, kể cả test thần kinh.

Trong đa số các trường hợp, hình ảnh lệch vẹo trên lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử đủ để kết luận bệnh. Nếu cần để xác định rõ vùng nào bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm: X-quang, MRI.

Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp nhiệt trị liệu lạnh hoặc nóng, laser hay từ trường siêu dẫn nếu có cơn đau cấp. Sau đó tùy vị trí đau, mất đường cong sinh lý cột sống hay lệch vẹo mà bệnh nhân được hiệu chỉnh cơ xương khớp dựa trên các hình ảnh lệch vẹo khám lâm sàng trước đó.

Kỹ thuật điều chỉnh xoay khung chậu để chỉnh đường cong cột sống thắt lưng. Ảnh: BSCC

Kỹ thuật điều chỉnh xoay khung chậu để chỉnh đường cong cột sống thắt lưng. Ảnh: BSCC

Theo quy trình, trước tiên bệnh nhân được tiến hành các kỹ thuật chuyên biệt ức chế các nhóm cơ tăng co kéo sau cổ, trước ngực, bụng, thắt lưng-xương chậu-xương đùi… nhằm ngăn sự tăng co và sau đó kéo dãn chúng ra giảm bớt sự co kéo, mỏi cơ.

Tiếp đó, xác định tăng kích hoạt và các bài tập sức mạnh nhóm cơ đối kháng hay nhóm đang bị tăng kéo dãn, giảm bớt sự căng cơ, kéo cột sống và khung chậu về hướng mong muốn để tái lập vị trí chỉnh chu của các khớp đốt sống, đường cong sinh lý và khung chậu.

Khi đường cong được tái lập, lực nén giữa các đốt sống giảm, các thoát vị sẽ rút về và hồi phục (trường hợp chưa vỡ bao xơ) hoặc không tiến triển nặng thêm, giúp bệnh nhân giảm đau, hết đau và các triệu chứng chèn ép.

Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể tập vài động tác sau tại nhà để giảm đau, bớt căng mỏi vùng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.

Bài tập giảm đau thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa có thể thực hiện tại nhà. Ảnh: BSCC

Bài tập giảm đau thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa có thể thực hiện tại nhà. Ảnh: BSCC

Bài tập giảm đau thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa có thể thực hiện tại nhà. Ảnh: BSCC

Bài tập giảm đau thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa có thể thực hiện tại nhà. Ảnh: BSCC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm