DN Việt chỉ mới 'hớt váng' từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng đã đe dọa việc xuất khẩu của cả 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà phân tích cho rằng, các nước đã nhìn thấy các cơ hội kinh doanh về việc Mỹ và Trung Quốc phải dịch chuyển các đơn hàng nhập khẩu theo cách của mình. Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung là những nước đang kỳ vọng nhất được hưởng lợi có đơn hàng từ việc các “ông lớn” đang đánh nhau.

Trả lời hãng tin CNBC, ông Bill Stoops cho rằng, nhân định trên không sai và Việt Nam đã có lợi nhuận từ đây nhưng chưa nhiều và vẫn còn quá sớm để nói rằng Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến này.

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang nổi lên là người giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vì chi phí sản xuất thấp. Nhiều báo cáo của các quỹ đầu tư đã chỉ ra rằng nhiều công ty dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh mức thuế quan do Mỹ áp đặt.

Trong một góc nhìn đối ngược, ông Rob Koepp, Giám đốc Economist Corporate Network cho rằng, trong dài hạn, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ việc điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu, vì hiện Việt Nam đang được xem là quốc gia thay thế Trung Quốc là cứ điểm sản xuất.

“Trong khi các công ty có thể nhìn thấy sự phức tạp trong việc xoay chuyển toàn bộ nguồn cung cũng như mất thời gian xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam, thì đất nước này nhìn thấy những “cơn bão” đơn hàng, mà có khả năng vượt quá công suất của các ngành công nghiệp hiện nay như thủy sản, đồ gỗ nội thất, may mặc. Đây chính là điềm báo các tập đoàn đa quốc gia chuyển hướng kinh doanh ra khỏi Trung Quốc”, ông Rob Koepp nói.

Nhìn về thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Bill Stoops cho biết, rất ít các nhà xuất khẩu Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhưng những công ty đã niêm yết, cổ phiếu của họ tăng giá rất mạnh.

Theo ông Bill Stoops, các công ty Việt Nam đang tăng trưởng thu nhập rất tốt, và mức giao dịch cổ phiếu đang rất hấp dẫn ở mức P/E là 12 lần, thấp hơn nhiều so với các nước lân cận.

“Chính phủ Việt Nam đang điều hành kinh tế rất tốt, có một nền chính trị ổn định, mặt bằng lương vẫn còn thấp và phân khúc nhân khẩu học là tuyệt vời”, ông Bill Stoops cho rằng đây là cũng bệ đỡ tốt cho tăng trưởng các công ty.

Tuy nhiên, ông Bill Stoops cũng cho biết, tiến trình cổ phần hóa các công ty nhà nước hiện đang tạm dừng, các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy cải cách mạnh khu vực này vào quý 3 và -2019.

CNBC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm