Chậm tiến độ, đường sắt Cát Linh – Hà Đông tăng chi phí 7,8 triệu USD

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Bộ Tài chính về việc sửa đổi điều 1.7 của Hiệp định vay bổ sung cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, sử dụng vốn vay Trung Quốc.

Theo bộ này, do hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không thể hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài thời gian thực hiện, làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát cần bổ sung khoảng 7,835 triệu USD.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: V.LONG

Mặc dù vậy, nguồn vốn đối ứng của dự án còn lại rất ít, trong khi hiệp định vay bổ sung còn dư khoảng 26,421 triệu USD. Do vậy cuối tháng 4-2021, Bộ GTVT có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc về việc sửa đổi khoản 1.7, điều 1 của Hiệp định vay bổ sung và xem xét, chấp thuận bổ sung hợp đồng tư vấn giám sát vào phạm vi tài trợ của hiệp định.

Đến ngày 20-8-2021, Ban quản lý dự án đường sắt báo cáo Bộ GTVT là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thông báo hai nội dung đề nghị của Bộ GTVT nói trên đã được ngân hàng này trả lời tại thư ngày 16-3-2021.

Theo đó, “Phụ lục hợp đồng EPC đã được hai bên xác nhận và không cần thiết phải sửa đổi điều 1.7 của Hiệp định vay” và “Hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay”.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư bằng vốn ODA Trung Quốc với tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD (tương đương 8.700 tỉ đồng). Trong đó, vốn vay Trung Quốc 419 triệu USD, vốn đối ứng trong nước là 113 triệu USD.

Sau đó, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 891 triệu USD (tương đương 18.792 tỉ đồng), trong đó vốn vay Trung Quốc bổ sung là 250 triệu USD từ năm 2017.

Hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành công tác xây dựng. Tuy nhiên, đến nay Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vẫn chưa chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư đối với dự án để làm cơ sở tiến hành bàn giao công trình đưa vào vận hành khai thác.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 16-5: Ông Lưu Bình Nhưỡng ủy quyền cho luật sư xin lỗi Đảng, Nhà nước; Chính sách hỗ trợ sinh 2 con trước 35 tuổi

Bản tin trưa 16-5: Ông Lưu Bình Nhưỡng ủy quyền cho luật sư xin lỗi Đảng, Nhà nước; Chính sách hỗ trợ sinh 2 con trước 35 tuổi

(PLO)- Ông Lưu Bình Nhưỡng ủy quyền cho luật sư nói lời xin lỗi Đảng, Nhà nước; Cưỡng chế phá dỡ khách sạn rồi vứt tài sản ra bãi rác; Đọc báo biết bị truy nã, bị can đến cơ quan công an đầu thú; Bộ Chính trị yêu cầu có chính sách hỗ trợ người sinh 2 con trước 35 tuổi.

Đọc thêm

Vì sao Dự án JICA3 hơn 6.250 tỉ đồng ở Bến Tre vẫn bị đình trệ?

Vì sao Dự án JICA3 hơn 6.250 tỉ đồng ở Bến Tre vẫn bị đình trệ?

(PLO)- Sau 8 năm triển khai, dự án quản lý nước Bến Tre (JICA3) hơn 6.250 tỉ đồng chỉ mới hoàn thành 2/8 cống ngăn mặn. Dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (trước đây) nhiều lần cam kết sẽ hoàn thành dự án này vào năm 2025 nhưng đến nay dự án vẫn tiếp tục bị đình trệ.