Sau 10 năm, cao tốc TP.HCM – Trung Lương thay áo mới

Ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 4 (đơn vị quản lý cao tốc), cho biết đơn vị đã hoàn thành việc sửa chữa cao tốc TP.HCM – Trung với tổng kinh phí khoảng 22 tỉ đồng.

sua-chua-cao-toc-tphcm-trung-luong

Đơn vị thi công đã sửa chữa xong những đoạn hư hỏng nặng trên cao tốc TP.HCM  - Trung Lương.

Trong đó, những hạng mục được thi công như dặm vá, thảm nhựa và sửa lại các khe co giãn trên cầu và hệ thống thoát nước…

Ngoài ra, Cục Quản lý đường bộ 4 sẽ tiếp tục cải tạo toàn diện tuyến đường cao tốc giai đoạn 2 với kinh phí dự kiến khoảng 70 tỉ đồng trong năm 2021.

Trước đó hồi tháng 7, Cục quản lý đường bộ 4 thông tin việc sửa chữa mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Do lưu lượng phương tiện trên cao tốc lớn, công tác vừa thi công vừa đảm bảo giao thông gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đơn vị quản lý phải tính đến phương án thi công canh theo giờ, thi công ban đêm và có lực lượng điều tiết giao thông 24/24.

Bên cạnh đó, ông Thành thông tin về tiến độ sửa chữa trung tâm giám sát cao tốc TP.HCM – Trung (hệ thống ITS) giai đoạn 1 hiện nay đạt hơn 60%, dự kiến hoàn thành vào tháng 11.

trung-tam-giam-sat-cao-toc-TP.HCM-Trung-Luong

Sửa chữa hệ thống ITS của cao tốc đạt 60%, dự kiến trong tháng 11 sẽ hoàn thành.

Dự án có tổng mức đầu tư 38,525 triệu USD (tương đương 803,627 tỉ đồng) từ vốn vay ưu đãi của chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Từ năm 2018 hệ thống này đã hư hỏng và chưa thể sửa chữa vì hết hạn bảo hành. Giai đoạn 2 sẽ sửa chữa những phần còn lại của giai đoạn 1, nội địa hóa lại phần mềm.

Dự kiến kinh phí sửa chữa của giai đoạn này khoảng 10 tỉ đồng. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư xây dựng mới hệ thống ITS bằng công nghệ trong nước nhằm đảm bảo tốt vấn đề an toàn giao thông và không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

Đề xuất sớm thu phí cao tốc trở lại

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 62 km, được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực Tây Nam bộ. Công trình được thi công từ năm 2004 và đưa vào sử dụng năm 2010.

Năm 2012, tuyến cao tốc này bắt đầu thu phí để hoàn vốn cho ngân sách nhà nước đã ứng trước 9.880 tỉ đồng. Đến ngày 1-1-2019, cao tốc dừng thu phí do Công ty Yên Khánh hết hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí.

Tiếp đó, Tổng cục Đường bộ tiếp nhận cao tốc và giao lại cho Cục Quản lý đường bộ IV.  

Sau khi dừng thu phí, đến quý III/2019 lưu lượng xe tại trạm Chợ Đệm khoảng 53.000 xe/ngày đêm.

Đầu tháng 7, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ sớm có phương án thu phí trở lại đối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm