Doanh nghiệp đang muốn tỉ giá hoạt động ra sao?

(PLO)-Mỗi mức tăng giảm của tỉ giá đều có sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tổ chức sáng nay (14-3), nhiều doanh nghiệp đã có những ý kiến khác nhau về tỉ giá.

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong 2 năm 2022-2023, nhóm 5 nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ đều có xu hướng kích thích xuất khẩu thông qua tỉ giá.

Tuy nhiên, 4 quốc gia kia sử dụng công cụ mạnh là giảm giá đồng nội tệ để xuất khẩu. Chẳng hạn, Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá đồng nội tệ mạnh nhất lên đến 50%, Bangladesh là 21% và Trung Quốc là 11%. Riêng Việt Nam, đồng nội tệ chỉ giảm 3% giá trị.

Điều này đã khiến hàng dệt may Việt Nam đắt hơn 4 nước còn lại, và tỉ giá cũng là một trong nguyên nhân khiến xuất khẩu Việt giảm.

"Theo tính toán, trong 2 năm qua, tỉ giá USD/VND chỉ tăng 5% khiến các ngành xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn so với các quốc gia khác" - ông Trường cho biết.

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện nay dư nợ vay ngoại tệ của PVN là 38.000 tỉ đồng.

Do đó biến động tỉ giá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt trong việc quản trị rủi ro tỉ giá.

"Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỉ giá ổn định, giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của biến động tỉ giá. Chúng tôi rất mong trong thời gian tới, NHNN sẽ có các giải pháp để giữ cho tỉ giá ổn định" - ông Hùng nói.

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết, đối với Vietnam Airlines, chỉ cần 1% thay đổi tỉ giá cũng mất 300 tỉ đồng. Nếu mất 5%, chi phí cho tỉ giá một năm tăng lên 1.500 tỉ đồng. Vietnam Airlines rất mong muốn tỉ giá ổn định, ở mức thấp nhất có thể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm