Đêm thi diễn ra tại sân khấu thủy đình, được trường đầu tư khá quy mô và công phu, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.
Tại đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi được xem các tiết mục biểu diễn múa rối nước ấn tượng và kịch tính.
Những câu chuyện lịch sử hay văn hóa đồng quê được các em tái hiện lại một cách sinh động và ý nghĩa. Như chọi trâu, sự tích dưa hấu, Sơn Tinh - Thủy tinh, Mục đồng thổi sáo, Cáo bắt vịt, Sự tích Hồ Gươm – trả gươm, múa lân, Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng Giang...
Một cảnh trong tiết mục Học trò thủy thần - thầy giáo Chu Văn An. Ảnh: PHẠM ANH
Hiệu ứng phun lửa được sinh viên ứng dụng gây độc đáo cho các tiết mục
Những mô hình rối nước do sinh viên tự chế. Ảnh: PHẠM ANH
Một nhóm sinh viên đang điều khiển rối nước sau sân khấu. Ảnh: PHẠM ANH
Sinh viên chỉnh sửa tiết mục của mình trước khi trình diễn. Ảnh: PHẠM ANH
Đặc biệt, vẫn là những con rối nước truyền thống nhưng phía sau tấm rèm không có một nghệ nhân nào phải trầm mình dưới nước. Thay vào đó là các em đang chăm chú lập trình, điều khiển từ xa.
Chính sự kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật dân gian, cùng hòa quyện với âm nhạc, ánh sáng, hiệu ứng khói lửa đã làm cho các tiết mục trở nên hấp dẫn.
Dù đêm diễn kéo dài đến gần 11 giờ đêm nhưng đông khán giả là các bạn trẻ và những gia đình lân cận trường đến theo dõi.
Đêm diễn thu hút rất đông khán giả ở nhiều lứa tuổi đến xem. Ảnh: PHẠM ANH
Được biết, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là trường đầu tiên ứng dụng công nghệ vào môn nghệ thuật truyền thống thú vị này. Và đây cũng là nơi đầu tiên ở phía Nam đầu tư hẳn sân khấu thủy đình để phục vụ lâu dài cho loại hình này. Bởi không chỉ tạo sân chơi bổ ích, được ứng dụng kiến thức vào thực tế mà còn giúp sinh viên yêu và bảo tồn văn hóa dân gian của dân tộc.
Nhóm sinh viên giành giải nhất chụp ảnh lưu niệm sau đêm diễn