so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ, sáng kiến “Con đường Tơ lụa” của TQ còn rất mơ hồ, chưa xây dựng được các chuẩn mực, quy định, cam kết (agreement) về nguồn lao động, môi trường, chuỗi cung ứng, pháp luật… theo kiểu mô hình thương mại quốc tế.
Min Ye giải thích TQ luôn tìm cách “né” các chuẩn mực mà người Mỹ xây dựng trong các sáng kiến hợp tác thương mại bởi lẽ những chuẩn mực nói trên có thể tạo ra các mối đe dọa đối với nền kinh tế, xã hội TQ hiện nay - vốn tồn tại quá nhiều bất ổn nội tại. Điều này có nghĩa là hợp tác trên “Con đường Tơ lụa” do TQ dẫn đầu sẽ chỉ dựa vào… niềm tin. Điều này càng cho thấy cái mà TQ gọi là “hợp tác, hòa bình, phát triển, ổn định…” thực chất chỉ là những cụm từ “hoa lệ” nằm trên sấp tiền mà Bắc Kinh bày sẵn.
Bên cạnh đó, tờ The Diplomat ngày 13-11 bình luận ““Con đường Tơ lụa” trên biển có nguy cơ chìm ở Đông Nam Á”. Khi hội nghị APEC vừa kết thúc, lãnh đạo các nước lại từ Bắc Kinh sang Naypyidaw, Myanmar tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Đông Á. Tại đây, dường như Bắc Kinh có thể phải đối mặt với sự kháng cự lại “giấc mơ châu Á-Thái Bình Dương” mà ông Tập Cận Bình khởi xướng từ phía các nước láng giềng, đặc biệt là các thành viên ASEAN “có tranh chấp lãnh thổ gay gắt với TQ”. The Diplomat kết luận “rất khó để TQ có thể thúc đẩy hợp tác hàng hải với láng giềng trong khi các nước này luôn cảm thấy bị đe dọa trước sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng hải quân và hải cảnh TQ”.
Xem ra, “Con đường Tơ lụa” được Bắc Kinh vẽ “rất đẹp” nhưng đường đi đến đó lạ rất mơ hồ và dường như ông Tập Cận Bình đang vướng phải tình trạng “trèo cao…”.