Đừng để doanh nghiệp thoi thóp vì thiếu vốn

(PLO)-  Các doanh nghiệp vốn là thành tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng chủ thể này trong nhiều trường hợp đ ang bị “trói tay” vì không thể vay hoặc khó vay vốn ngân hàng. Thậm chí hoạt động của doanh nghiệp có nguy cơ đ ình trệ vì thiếu vốn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các doanh nghiệp vốn là thành tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng chủ thể này trong nhiều trường hợpđang bị “trói tay” vì không thể vay hoặc khó vay vốn ngân hàng. Thậm chí hoạt động của doanh nghiệp có nguy cơđình trệ vì thiếu vốn.

Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ hậu COVID-19. Sự phục hồi này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng, lượng khách du lịch nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.

Nắm bắt cơ hội trên, cộng đồng doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn để triển khai các kế hoạch kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nguồn vốn huy động từ các kênh khác gặp khó khăn hoặc chưa phát triển, các nhà kinh doanh trông cậy vào nguồn vốn từ ngân hàng. Thế nhưng các ngân hàng lại đang rất dè dặt cho vay vì đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng, trong khi hạn mức tín dụng mới vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép.

Sự cẩn trọng của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là hoàn toàn có thể hiểu được nhằm tránh gây bất ổn kinh tế vĩmô. Nói cách khác, với bối cảnh lạm phát ở nhiều nước trên thế giới như hiện nay, sự thận trọng của NHNN là cần thiết nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư dựa rất lớn vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nếu dòng vốn tín dụng từ ngân hàng bị đứt cũng đồng nghĩa doanh nghiệp có khả năng ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí phá sản. Thực tế nhiều công ty phản ánh có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng lại không thể vay từ ngân hàng. Bản thân các ngân hàng cũng thừa nhận dù có vốn nhưng không thể cho nhà kinh doanh vay.

Vì vậy, lúc này NHNN cần linh hoạt hơn để khơi thông dòng vốn nhằm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch. Tất nhiên, việc khơi thông dòng vốn không đồng nghĩa với việc cho vay tràn lan, cho vay dưới chuẩnmà có chọn lọc. Dòng vốn phải chảy vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết yếu chứ không phải mang nặng tính đầu cơ, rủi ro lớn.

NHNN đã nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu kiểm soát tín dụng để định hướng dòng vốn đi đúng hướng, tránh hiện tượng tăng trưởng quá nóng dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy vậy, như nhiều chuyên gia đề xuất rằng NHNN cần quản trị các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực quốc tếtạo điều kiện để các tổ chức tín dụng có thể bơm vốn hợp lý ra thị trường, tránh tình trạng “xin - cho” trong việc cấp hạn mức tín dụng.

Rõ ràng sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và sự phát triển của doanh nghiệp sau giai đoạn dịch bệnh đang trông chờ rất nhiều vào sự đồng hành của ngân hàng.

Đừng để đến khi nhận thấy tình hình nguy cấp thì kể cả có bơm vốn mạnh, doanh nghiệp đã phá sản rồi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm