Mở phiên 12-10, giá vàng của thế giới giao dịch tại 1.761 USD/ounce, tăng khoảng 11 USD/ounce so với mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch trước đó.
Qui đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 48,5 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 300.000 đồng/lượng.
Trong tuần này, một số thông tin quan trọng có tác động đến vàng cần theo dõi là Biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) dự kiến công bố vào thứ Tư. Dự báo, vàng sẽ phản ứng nếu có bất kỳ điều chỉnh nào liên quan đến cắt giảm và Fed đang cố gắng đẩy lùi mốc thời gian đó.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng chú ý đến báo cáo các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ với dự đoán lạm phát hằng năm sẽ duy trì ở mức 5,3%; những tuyên bố thất nghiệp và báo cáo chỉ số giá sản xuất (PPI).
Cùng chiều với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với giá chốt phiên chiều qua, niêm yết giá mua – bán ở mức 57,4 – 58,1 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua va bán vẫn duy trì ổn định quanh ngưỡng 700.000 đồng/lượng trong nhiều ngày gần đây, cho thấy sức mua bán vàng miếng trên thị trường không có biến động. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, vàng miếng SJC đã tăng khoảng 1,3 triệu đồng/lượng.
Mặc dù diễn biến tương đồng với giá vàng thế giới nhưng biên độ tăng giảm không tương xứng đã khiến cho khoảng cách giữa giá vàng SJC và giá vàng thế giới liên tiếp nới rộng, hiện đã vênh nhau tới 9,6 triệu đồng/lượng.
Sau nhiều tháng bị đóng cửa do dịch bệnh, thì mọi chi phí như mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng phải gánh chịu như tiền thuê mặt bằng, chí phí vốn ứ đọng chắc chắn sẽ phản ánh hết vào giá vàng. Điều này khiến độ vênh giữa giá vàng SJC với kim loại quý thế giới khó có cơ hội thu hẹp.