Giải mã hiện tượng cá heo 'cô đơn' tấn công người

(PLO)- Một cá thể cá heo đực đã tấn công hàng chục người tắm biển ở vịnh Wakasa (Nhật) thời gian gần đây.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một con cá heo cô đơn được cho là thủ phạm gây ra liên tiếp các vụ tấn công người đi tắm biển ở Nhật do những ức chế về mặt tình dục trong thời kỳ sinh sản, tờ The New York Times đưa tin.

Hơn 45 người đã bị thương do bị cá heo tấn công ở vịnh Wasaka, cách TP Tokyo hơn 360 km về phía tây kể từ năm 2022 tới nay. Nhiều nạn nhân bị thương nhẹ, nhưng cũng có nhiều người phải đi cấp cứu do bị gãy xương hoặc bị vết thương hở lớn, cần phải khâu lại.

Sau khi xem xét các hình ảnh và video liên quan các vụ cá heo tấn công người, Giám đốc Viện Thuỷ cung Echizen Matsushima (Nhật), ông Ryoichi Matsubara cho biết nhiều vụ việc trong hai năm 2022 và 2023 có thể do cùng một cá thể cá heo mũi chai đực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gây ra.

Cá heo tấn công người.jpg
Một con cá heo xuất hiện hôm 8-8 tại vùng vịnh Wakasa (Nhật), nơi ghi nhận nhiều trường hợp cá heo tấn công người đi tắm biển. Ảnh: KYODO

Ông Matsubara suy đoán rằng nhiều khả năng một số trường hợp cá heo tấn công người đi tắm biển từ đầu năm 2024 tới nay cũng do cá thể cá heo “cô đơn” này gây ra.

Giáo sư chuyên nghiên cứu cá heo tại Đại học Mie (Nhật) - ông Tadamichi Morisaka cũng đồng ý với giả thuyết nhiều vụ tấn công do cùng một cá thể cá heo gây ra, nhất là khi xét tới những vết thương trên vây đuôi của “kẻ tấn công”.

Ông Matsbara lưu ý thêm rằng trong các video ông đã xem, cá thể cá heo trên cố gắng thực hiện hành vi giống như giao phối bằng cách “ép bộ phận sinh dục vào người” (bị tấn công).

Chuyên gia này cho rằng du khách đi tắm biển cần phản ứng với các hành vi bất thường của cá heo giống như khi bị gấu tấn công, tức là cần bơi xa con cá heo.

Bà Putu Mutsika, giảng viên về hàng hải tại Đại học James Cook (Úc), cho biết cá heo trong thời kỳ sinh sản có thể vô tình gây hại cho người đi biển vì khi đó, chúng “vô cùng hoang dại”.

Đồng thời, bà Mutsika giải thích rằng hành vi lao về phía con người như được ghi nhận ở một số con cá heo có thể báo hiệu đó là các cá thể động dục nhưng “cô đơn”, không tìm được đối tượng giao phối.

Đây không phải lần đầu tiên giới nghiên cứu phát hiện các hành vi bất thường có dấu hiệu liên quan tới sinh sản của cá heo.

Năm 2018, một thị trấn tại Pháp đã ban hành lệnh cấm tắm biển tạm thời sau khi một con cá heo đực (được đặt tên là Zafar) bắt đầu có những hành vi giống như muốn giao phối, điển hình là việc cạ mình vào các du khách đi tắm biển và các tàu cá.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm