Giải mã nguyên lý khoá ô tô, xe máy bất ngờ bị 'phá sóng'

(PLO)- Ô tô, xe máy có thể không mở khoá được liên quan đến sự xáo trộn gây ra bởi bức xạ, sóng điện từ trên các thiết bị hoặc hệ thống điện tử.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vừa qua, tại Hà Nội, hàng loạt xe máy, ô tô không thể mở bằng chìa khóa thông minh. Theo cơ quan chức năng cho biết nguyên nhân là một hộ dân ở khu vực này đã tự lắp đặt một thiết bị tự động bật, ngắt nước vào máy bơm. Thiết bị này được điều khiển từ xa nhưng vô tình lại phát ra tín hiệu gây ảnh hưởng tới các xe có sử dụng chìa khóa thông minh.

Vụ việc cũng khiến nhiều người sử dụng ô tô, xe máy trở nên hoang mang vì có thể chìa khoá thông minh của mình bị “vô hiệu hoá” bất cứ lúc nào.

Loạt ô tô, xe máy không thể mở khoá được gây hoang mang. Ảnh: MXH

Loạt ô tô, xe máy không thể mở khoá được gây hoang mang. Ảnh: MXH

Trao đổi với PLO, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết: “Nhiều người chưa biết thường ngạc nhiên nhưng nhiễu điện từ luôn là bài toán cho các kỹ sư thiết kế điện tử. Nhiều hãng xe có cả phòng R&D về EMI”.

Theo PGS-TS Dũng, nhiễu điện từ (EMI - Electromagnetic interference) liên quan đến sự xáo trộn gây ra bởi bức xạ, sóng điện từ trên các thiết bị hoặc hệ thống điện tử, dẫn đến các tác động không mong muốn như suy giảm tín hiệu, hỏng dữ liệu hoặc thậm chí lỗi hệ thống. EMI được tạo ra bởi nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các hiện tượng tự nhiên như sét hoặc bão mặt trời, các nguồn do con người tạo ra như đường dây điện, thiết bị điện tử hoặc hệ thống liên lạc không dây.

Vị PGS-TS cho biết thêm một số điểm chính về nhiễu điện từ gồm:

EMI có thể bắt nguồn từ nguồn cố ý và không chủ ý. Các nguồn có chủ ý bao gồm máy phát vô tuyến, thiết bị liên lạc không dây và lò vi sóng. Các nguồn không chủ ý bao gồm động cơ điện, đường dây điện, đèn huỳnh quang và các thiết bị điện tử có tốc độ chuyển mạch nhanh.

EMI có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của các thiết bị hoặc hệ thống điện tử. Nó có thể dẫn đến biến dạng tín hiệu, giảm cường độ tín hiệu, hỏng dữ liệu, tăng tỷ lệ lỗi hoặc thậm chí lỗi hệ thống hoàn toàn. Mức độ nghiêm trọng của các hiệu ứng phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ của tín hiệu nhiễu, độ nhạy của thiết bị ảnh hưởng và khoảng cách giữa nguồn nhiễu và thiết bị bị bị ảnh hưởng.

“Để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến EMI, các kỹ thuật khác nhau được sử dụng. Che nhiễu là một cách tiếp cận phổ biến liên quan đến việc bao bọc các thành phần hoặc thiết bị điện tử trong vật liệu dẫn điện để chặn hoặc làm suy giảm bức xạ điện từ.

Các kỹ thuật lọc, chẳng hạn như thêm tụ điện hoặc cuộn cảm, có thể được sử dụng để triệt tiêu nhiễu tần số cao. Việc nối đất và tách thiết bị nhạy cảm khỏi các nguồn nhiễu tiềm ẩn cũng rất quan trọng”- vị Nguyên Hiệu trưởng nói.

Cũng theo thầy Dũng, nhiều quốc gia có các quy định và tiêu chuẩn để hạn chế lượng nhiễu điện từ do các thiết bị điện tử tạo ra và để đảm bảo khả năng thích ứng điện từ (EMC - Electromagnetic Compatibility) của chúng. Các quy định này xác định mức phát, tần số chấp nhận được và ngưỡng bị nhiễu cho các loại thiết bị khác nhau.

“Các nhà sản xuất thường thực hiện kiểm tra EMC để đảm bảo sản phẩm của họ tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn có liên quan. Điều này giúp việc đưa các thiết bị vào các trường điện từ khác nhau và đánh giá mức ảnh hưởng trong những điều kiện như vậy. Kiểm tra giúp xác định và khắc phục mọi vấn đề liên quan đến EMI trước khi sản phẩm được tung ra thị trường”- vị PGS-TS nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm