Giải mã sự thật về lịch sử Ông già Noel

Trang History.com mới đây có bài Who was St. Nicholas? (tạm dịch: St. Nicholas là ai?), nói tương đối rõ về lịch sử của "Ông già Noel" xuất hiện vào dịp giáng sinh. Theo trang web này, phía sau hình ảnh ông già Noel hài hước vận bộ đồ đỏ mà ngày nay chúng ta vẫn thấy chính là chuyện về một nhân vật có thật.

Đó là tu sĩ Thiên chúa giáo  St. Nicholas đến từ Myra vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta vẫn biết dường như rất ít thông tin về lịch sử của St. Nicholas. 

Thậm chí, thời gian St. Nicholas qua đời vẫn còn chưa được làm sáng tỏ, mặc dù cả giáo hội Công Giáo La Mã và Chính thống Giáo phương Đông đều tổ chức ngày lễ kỷ niệm ngày mất của St. Nicholas vào ngày 2-12 hàng năm. Thông lệ này đã diễn ra liên tục trong suốt hơn 1000 năm qua. 

Trong suốt một thế kỷ sau khi St. Nicholas (được cho) đã mất, cái tên vốn rất được mến mộ Nicholas đã trở thành trung tâm của hàng loạt các câu chuyện truyền thuyết dân gian. 

Người ta cho rằng Nicholas đã ngăn chặn một cơn bão dữ tợn để cứu những thủy thủ lâm nguy; quyên góp tiền giúp đỡ những người bố bị ép bán con gái của họ làm nghề mại dâm; thậm chí "ông già Noel" còn ra tay hồi sinh 3 cậu bé bị phanh thây bởi một tên đồ tể độc ác.

Ngày nay, Nicholas được xem là vị thánh đỡ đầu cho những người đi biển, trẻ em, chủ tiệm cầm đồ và nhiều người khác.

 Ông già Noel là một nhân vật có thật trong lịch sử loài người. Ảnh: Internet

Đến thời Trung cổ, cái tên Thánh Nicholas đã được lan truyền rộng rãi khắp châu Âu, phần lớn là nhờ việc phổ biến một phần xương cốt của ông đến các nhà thờ ở Italy, nơi xương cốt của  Nicholas được sùng bái như những thánh vật. 

Tên tuổi của Nicholas sau đó được lan truyền đến tận khu vực Bắc Âu, nơi các câu chuyện về vị tu sĩ  Nicholas được dung hòa với những câu chuyện dân gian của người Teuton về "tiên tai nhọn" và những chiếc xe trượt tuyết bay trên bầu trời.

Ở Hà Lan, người ta gọi Nicholas bằng cái tên dễ viết bằng tiếng Hà Lan là Sinterklaas. Ông ấy được mô tả lại là một người đàn ông cao, râu tóc bạc trắng, mặc áo choàng tu sĩ màu đỏ. 

Người ta tin rằng ông ấy thường đến vào mỗi dịp ngày 6-12 hằng năm bằng một con thuyền và để lại quà tặng hoặc những thỏi than ở nhà của các đứa trẻ. 

Các câu chuyện về Sinterklaas (hay Nicholas) dường như đã được những người gốc Hà Lan sống tại thung lũng sông Hudson (Mỹ) đưa vào thế giới hiện đại. 

Trong tác phẩm trào phúng của mình được xuất bản năm 1809 có tên gọi “History of New-York" (tạm dịch: “Lịch sử New-York”), Washington Irving đã mô tả chân dung Nicholas. Theo đó, Nicholas là người Hà Lan có thân hình mập mạp, cưỡi một cỗ xe và thả quà tặng xuống qua ống khói. 

Đến năm 1823, một người New York khác có tên Clement Clarke Moore đã viết một bài thơ với nhan đề “A Visit from Saint Nicholas” (tạm dịch: “Một chuyến viếng thăm của Thánh Nicholas”). Trong bài thơ, tác giả mô tả Ông già Noel, không phải đi xe chở hàng, mà là ngồi trên một cỗ xe trượt tuyết được kéo bởi “tám chú tuần lộc tí hon”. 

Bắt đầu từ giai đoạn Nội Chiến, họa sĩ biếm họa chính trị lừng danh Thomas Nast (cũng là tác giả của hình tượng "Chú Sam" - biểu tượng của nước Mỹ - NBT) đã xuất bản câu chuyện đầu tiên trong loạt truyện tranh có hình ảnh nổi tiếng về Thánh Nicholas với hìn thể béo tròn và hài hước. 

Nast cũng là người đầu tiên, vào năm 1879, cho rằng Thánh Nicholas không sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, hay Hà Lan, mà thật ra ông già Noel sống ở Bắc Cực. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm