Giải pháp nào để cứu người tị nạn châu Á?

Trưởng phái đoàn Myanmar Htin Lynn đã chỉ trích LHQ quy kết cho Myanmar như thế là mang tính chính trị.

Đại diện 17 quốc gia đã tham dự hội nghị về người tị nạn ở Thái Lan. Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao Anne Richard tham dự trong khi các nước trong khu vực chỉ cử cán bộ ngoại giao cấp thấp.

Ngoại trưởng nước chủ nhà Thái Lan Tanasak Patimapragorn nhấn mạnh chủ đề chính là cứu nạn người tị nạn thuộc sắc tộc Rohingya (Myanmar) và Bangladesh đồng thời triệt phá các đường dây đưa người vượt biên. Ông cho biết Thái Lan đã cho phép máy bay Mỹ vào không phận Thái Lan để tìm cứu người tị nạn. Qatar đã thông báo viện trợ cho Indonesia 50 triệu USD để giúp người tị nạn.

Cuối cùng Myanmar và Bangladesh đã cam kết sẽ tấn công vào các nguyên nhân chính dẫn tới làn sóng người tị nạn. Các nước tham dự hội nghị nhất trí cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân vượt biên, cải thiện cuộc sống các cộng đồng có nguy cơ bằng cách tạo việc làm và thúc đẩy phát triển.

Tại Myanmar, 1,3 triệu người Hồi giáo thuộc sắc tộc Rohingya được xem là người di cư Bangladesh chứ không gọi là người Rohingya. Họ không được cộng đồng Phật giáo đón nhận. Đỉnh điểm của xung đột tôn giáo diễn ra năm 2012 làm 200 người chết, trong đó đa số là người Hồi giáo Rohingya và 140.000 người phải tản cư.

D.THẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm