Tất cả thành viên trong gia đình sau lễ cúng Giao thừa là ngày đầu năm mới sáng mùng 1 Tết thay nhau thắp nén nhang/hương cầu Phật gia hộ độ trì, cầu ông bà phù hộ con cháu mạnh khỏe, năm mới làm ăn phát tài phát đạt, vạn sự như ý...
Lễ vật cúng ngày đầu năm mới mùng 1 tết thường mỗi gia đình đều cúng chay. Theo quan niệm dân gian chỉ riêng ăn chay ngày mùng tết xem như ăn chay suốt năm.
Bình bông, đĩa trái cây ngũ quả, nhang, nến, đèn, mứt, bánh, trà, xôi, chè... dâng cúng Phật, thổ địa, táo quân, gia tiên...
Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính (1875-1921) trong Việt Nam phong tục, viết: “Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia tiên, và cúng cả Thổ công, Táo quân, Nghệ sư… cỗ bàn to nhỏ thế nào mặc lòng, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vãi”.
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: “Sáng mồng một Tết mỗi gia đình làm cỗ cúng Phật, cúng gia tiên, cúng Thổ công, Táo quân, ...
Ngoài cỗ bàn ra có nhà còn dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vãi. Sau đó là cả nhà chúc tụng lẫn nhau, và đi thăm hỏi chúc Tết người thân bạn bè, hàng xóm. Cứ thế vui vẻ suốt mấy ngày, có nhà ăn Tết một hôm, có nhà hai hôm, ba hôm ... tùy theo hoàn cảnh”.
Về việc dựng hai cây mía cạnh bàn thờ hiện nay dường như nhiều gia đình không còn dùng.
Cần lưu ý khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.
Một số hình ảnh lễ vật cúng ngày mùng 1 tết:
Cúng Phật
Cúng gia tiên.
Ngoài ra người dân còn cúng thành hoàng bổn cảnh, tiên sư... ở đình làng...ngày đầu năm mới mùng 1 tết.
Ngoài ra mỗi gia đình trưng bày hoa tết trước, trong nhà nở rộ ngay ngày đầu năm mới tượng trưng cho may mắn, bình an, phát tài, thịnh vượng... Ảnh: N.TÝ