Lau dọn bàn thờ đón tết Canh Tý 2020

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, trước khi lau dọn bàn thờ (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái), gia chủ thắp nhang/hương xin phép lau dọn bàn thờ.

Lau dọn (bao sái) bàn thờ để chuẩn bị lễ vật đón chào năm mới. Ảnh: Tư liệu

Việc giữ cho bàn thờ sạch đẹp thể hiện lòng tôn kính với các bậc tổ tiên nên trong tháng Chạp tùy gia chủ sắp xếp lau dọn để cúng tất niên hay rước ông bà ngày 30 tết để đêm giao thừa làm lễ vật cúng tiễn năm cũ đón năm mới.

Cách lau dọn bàn thờ:

Bàn thờ, bài vị tổ tiên, bát hương… đều cần lau rửa sạch sẽ bằng nước thơm (thường là ngũ vị hương), có gia chủ dùng rượu trắng để bao sái.

Đầu tiên nếu gia đình nào thờ Phật thì bao sái trước, dùng khăn sạch màu vàng cho rượu vào thau nước để chùi rửa tượng Phật, sau đó là lau chùi bát hương, ly, đĩa trái cây, bình bông...

Sau khi bao sái bàn thờ Phật là bàn thờ ông Táo, bàn thờ thiên, thổ địa thần tài, thổ đất... 

Tương tự, cũng vậy bàn thờ gia tiên cũng dùng khăn sạch, cho rượu vào thua nước để chùi rửa di ảnh, bài vị sau đó là lau chùi tất cả vật dụng trên bàn thờ.

Gia chủ nên dùng cây chổi nhỏ chuyên dùng để quét dọn bàn thờ không tùy tiện dùng chổi cho những việc khác để quét dọn.

Gia chủ thay cát/tro bát nhang nếu bát nhang hư hỏng, nứt, bể thì thay. Trước đây, khi lau dọn bàn thờ gia chủ kiêng kỵ không xê dịch bát nhang vì họ cho rằng quan niệm phong thủy bát nhang là nơi tụ khí, mà khí sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chủ nhà. Do đó, nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Như vậy, việc tỉa chân hương giúp cho bàn thờ phong quang là điều cần thiết.

Ngày nay những quan niệm tín ngưỡng thay đổi thoáng hơn, gia chủ ở các vùng nông thôn hay ngay cả đô thị họ dùng đồ đồng để làm bát nhang nên thường đánh bóng sau đó lau chùi sạch sẽ thay cát hoặc tro trong bát nhang rồi đặt lại trên bàn thờ.

Những ngày tết, lễ lớn như rằm tháng Giêng, Phật đản, rằm tháng 7 - lễ Vu Lan báo hiếu... Phật tử đến chùa thắp nhang/hương đông nên nhà chùa thường xuyên rút chân nhang để thông thoáng và tránh khói hương cay mắt.

Sau khi đã lau dọn sạch sẽ, gia chủ thành tâm đặt lại tất cả từ tượng Phật, gia tiên đến Táo quân, thần tài thổ địa... trên bàn thờ như vị trí ban đầu. Có gia chủ làm bộ giấy, áo quần... ghi tên họ người đã khuất để trang nghiêm trên bàn thờ, tùy mỗi gia chủ có thể tiễn ông bà ngày mùng 3, mùng 4 hoặc hạ niêu mùng 7... sau đó hóa vàng tất cả giấy cúng.

Hoàn tất việc lau dọn bàn thờ (bao sái) nên trước giao thừa không để qua năm mới.

Một số hình ảnh việc lau dọn bàn thờ:

Lau dọn bàn thờ cuối năm. Ảnh: N.TÝ

Khi rút chân nhang cần nhẹ nhàng. Ảnh: Tư liệu

Không để bát nhang quá đầy dễ gây cháy nổ. Ảnh: Tư liệu

Lau dọn bàn thờ đón tết Canh Tý 2020 ảnh 5

Khi đã thay cát/tro có gia chủ cắm lại ba chân nhang cũ thành chụm. Ảnh: Tư liệu

Bàn thờ thần tài thổ địa. Ảnh: N.TÝ

Lau dọn bàn thờ đón tết Canh Tý 2020 ảnh 7

Lau dọn bàn thờ đón tết Canh Tý 2020 ảnh 8

Bàn thờ gia tiên. Ảnh: N.TÝ

Bàn thờ thiên. Ảnh: N.TÝ

Lễ vật cúng Táo quân năm Canh Tý 2020

Bàn thờ Táo quân. Ảnh: N.TÝ

Lau dọn bàn thờ đón tết Canh Tý 2020 ảnh 11

 

Bày biện đầy đủ lễ vật trên bàn thờ. Ảnh: Tư liệu

Lễ vật cúng giao thừa năm Canh Tý 2020
Lễ vật cúng giao thừa năm Canh Tý 2020
(PLO)- Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, một nghi lễ quan trọng nhất đón chào năm mới. Ông bà ta quan niệm “Đói quanh năm, no ba ngày tết” cũng có ý nghĩa thiêng liêng ấy.
Lễ vật cúng Táo quân năm Canh Tý 2020
Lễ vật cúng Táo quân năm Canh Tý 2020
(PLO)- 23 tháng Chạp âm lịch là ngày cúng Táo quân, hay còn gọi là Táo Công, vua bếp. Năm nay là năm Tý nên khấn vị: "Thiên ôn Hành binh, ông Châu vương Hành khiển".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm