Giữa xung đột Ukraine, khí đốt Nga đến châu Âu bằng đường nào?

0:00 / 0:00
0:00
(PLO)- Chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow không làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga sang châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine.

Ngày 18-4, Phát ngôn viên công ty năng lượng Gazprom của Nga - ông Sergey Kupriyanov, cho biết nước này tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine mà không bị gián đoạn, đài RT đưa tin.

“Gazprom cung cấp khí đốt của Nga thông qua lãnh thổ Ukraine theo yêu cầu của người tiêu dùng châu Âu" - ông Kupriyanov nói với các phóng viên.

Giữa xung đột Ukraine, khí đốt Nga đến châu Âu bằng đường nào? ảnh 1

Chiến dịch quân sự của Moscow không làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga sang châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Theo ông, khoảng 56,9 triệu mét khối khí đốt đã được đặt mua trong ngày 18-4.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với trước đó, khi Gazprom vận chuyển khoảng 109,5 triệu mét khối sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine mỗi ngày.

Người tiêu dùng châu Âu đã và đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Moscow sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Một số nhà lãnh đạo EU đã đề xuất cấm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng của Nga, nhưng vẫn chưa có động thái quyết liệt nào để thực hiện điều đó. Phần lớn lục địa này phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và các nguồn cung cấp năng lượng khác, và một lệnh cấm vận hoàn toàn có thể dẫn đến lạm phát tăng vọt, vốn cao đã chạm mốc kỷ lục vào tháng trước.

Tuy nhiên, lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu đã thấp hơn so với trước khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự cở Ukraine. Đức đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 55% xuống 40% trong những tuần gần đây.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) tiếp Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại kỳ thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập ở Jeddah (Saudi Arabia) ngày 19-5.

Lý do Saudi Arabia giảng hòa với Syria

(PLO)- Các động thái nồng ấm gần đây của các nước Ả Rập với Syria, đặc biệt việc Saudi Arabia mời Tổng thống Syria Bashar al-Assad sang dự thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập được đánh giá là một tín hiệu mạnh gửi đến Mỹ, theo hãng tin Reuters.