Google thay đổi biểu tượng các ngày lễ trong tháng 12

Hãy cùng điểm qua một số ngày lễ trong tháng 12 này có thể kể đến là: Giáng sinh 25-12, ngày lễ tặng quà 26-12, lễ hội đêm Chichibu – Nhật Bản hay mùa lễ hội Klausjagen của người Thuỵ Sỹ…

Giáng sinh

Giáng sinh là một trong những ngày lễ tháng 12 được biết đến rộng rãi nhất trên toàn thế giới, truyền thống Giáng sinh mỗi nước được tổ chức theo những cách khác nhau. 

Trong khi người Mỹ đón giáng sinh bằng cách trang trí cây thông Noel, sau đó những đứa trẻ bắt đầu chơi tuyết và mơ về món quà của ông già Noel, thì Giáng sinh lại rơi vào mùa hè ở Úc, nơi phổ biến là đi cắm trại hoặc đi biển trong kỳ nghỉ. 

Lễ Giáng sinh chính thức được tổ chức vào ngày 25-12 hàng năm. Tuy nhiên thông thường, từ tối 24-12, người ta đã ăn mừng ngày lễ này. Vào ngày này, người ta sẽ trang trí cây thông Noel và tổ chức các hoạt động kỷ niệm.

Hanukkah


Lung linh lễ hội ánh sáng của người Do Thái.

Hanukkah, lễ hội ánh sáng của người Do Thái, là một dịp gợi nhớ hàng năm về sự sung túc. Trong tám ngày đầu đông, người thân và bạn bè tề tựu quanh một menorah (chúc đài có nhiều nhánh để cắm nến) mỗi đêm, thắp nến và cầu nguyện.

Lễ hội này tưởng nhớ một điều kỳ diệu xảy ra trong dịp dựng lại một đền thờ Do Thái ở Jerusalem vốn đã bị hủy hoại trong một trận đánh vào khoảng năm 200 trước Công nguyên.

Người Maccabees hay người Do Thái, chiến đấu chống lại quân đội Hellenist của đế chế Hy Lạp-Syria nhằm thiết lập một tôn giáo duy nhất trong đế chế.

Người Maccabees bất ngờ giành phần thắng, nhưng đó không phải là điều gì đáng nói. Điều kỳ diệu chỉ xảy ra sau khi trận đánh kết thúc. Lúc đó người ta chỉ có đủ dầu olive để thắp các cây đèn trong đền một ngày, nhưng chúng đã sáng mãi trong tám ngày liền.

Kwanzaa


Kwanzaa là một lễ hội kéo dài bảy ngày từ 26-12 đến 1-1 nhằm tôn vinh di sản châu Phi trong văn hoá Mỹ gốc Phi thông qua âm nhạc, khiêu vũ, thơ phú, kể chuyện và nghệ thuật.

Lễ tặng quà hay gọi là Boxing Day


Boxing Day là một ngày lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 26-12.

Xuất xứ của cái tên Ngày tặng quà bắt nguồn từ việc ở Thời Trung cổ, sau lễ Giáng sinh, các gia đình thượng lưu thường lấy các thức ăn và hoa quả thừa của hôm trước cho vào những cái hộp.
Sau đó họ gói ghém lại cẩn thận và đem tặng cho gia đình những người phục vụ mình và  cho những người có hoàn cảnh khốn khó. 

Giả thuyết thứ hai là Boxing Day bắt nguồn từ truyền thống mở hộp đựng tiền từ thiện đặt trong các nhà thờ vào mỗi mùa Giáng sinh. Số tiền đó sẽ được các cha xứ phân phát cho người nghèo vào ngay sau ngày Giáng sinh.

Lễ hội đêm Chichibu – Nhật Bản


Lễ hội đêm Chichibu – Nhật Bản. Ảnh: Wordpress

Lễ hội nổi tiếng với màn rước kiệu và bắn pháo hoa độc đáo, là một trong những sự kiện nổi bật diễn ra tại Nhật Bản cuối năm.

Chichibu Yomatsuri là lễ hội của đền Chichibu ở thành phố Chichibu, tỉnh Saitama, Nhật Bản

Lễ hội được tổ chức vào ngày 2 và 3-12 hàng năm. Đây là một trong ba lễ hội rước kiệu lớn nhất của Nhật Bản, hai lễ hội còn lại là Gion Matsuri và Takayama Matsuri của thành phố Kyoto.

Những chiếc kiệu được trang trí lộng lẫy với những chiếc đèn lồng, khăn thêu cùng những chi tiết được chạm khắc gỗ mạ vàng, có kèm theo âm nhạc chơi bằng trống và sáo.

Ōmisoka


Ōmisoka được coi là ngày quan trọng thứ hai trong truyền thống của Nhật Bản.

Lễ hội Ōmisoka được tổ chức vào ngày 31-12 vào dịp cuối năm.
Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa (Ōsōji) để chào đón năm mới với mục đích tránh những thứ ô uế làm ảnh hưởng.
Nhiều người thăm đền chùa để nghe 108 tiếng chuông rung vào nửa đêm (joya no kane).
Điều đó thông báo năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Bởi vì tín đồ Phật giáo tin rằng con người phải trải qua 108 dục vọng và đam mê (bonnō). Cứ một tiếng chuông rung lên là một dục vọng sẽ qua.
Ngoài ra người ta thường ăn zaru-soba với hy vọng vận mệnh gia đình sẽ dài lâu như sợi mì vậy.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới