Hàng vạn người thưởng lãm hội đua ngựa truyền thống

Tham gia hội thi năm nay có 32 “chiến mã”, hầu hết đều là ngựa thồ nông sản của các gia đình, trong đó có nhiều… ngựa cái. Tất cả “kỵ sĩ” đều là nông dân, trong đó “kỵ sĩ” lớn tuổi nhất là lão nông Võ Ngọc (80 tuổi), một người thuần dưỡng ngựa nổi tiếng ở An Xuân. Do không được tập luyện nên nhiều “chiến mã” chạy không đúng hướng hoặc “kỵ sĩ” tự ngã khỏi đường đua khiến khán giả cười vang.

Giải vô địch hội đua năm nay thuộc về ngựa cái một con có biệt danh “ngựa Tía” của anh Lê Văn Thu (An Hiệp, Tuy An). “Kỵ sĩ” Lê Văn Thu thật thà chia sẻ: “Mới hôm qua con ngựa cái nhà tôi còn thồ hàng, nông sản cho gia đình. Hôm nay tôi đưa nó lên dự đua góp vui ngày xuân với bà con, không ngờ nó đoạt giải”.

Hàng vạn người thưởng lãm hội đua ngựa truyền thống ảnh 1

Những “chiến mã” là ngựa thồ, “kỵ sĩ” là nông dân trên đường đua. Ảnh: TẤN LỘC

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, hội đua ngựa gò Thì Thùng có từ thời kháng chiến chống Pháp do người dân địa phương tự tổ chức vì đây là vùng nuôi ngựa nổi tiếng (phục vụ việc đi lại, thồ hàng). Từ những năm 1990, ngày hội đua ngựa này được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng hằng năm, thu hút hàng vạn người trong và ngoài tỉnh đến xem.

Cứ đến các ngày mùng 8, 9, 10 tháng Giêng hằng năm, tại Bạc Liêu lại rộn ràng tổ chức lễ hội nghinh Ông tại miếu Cá Ông (ấp Vĩnh lạc, Vĩnh Thịnh, Hòa Bình, Bạc Liêu) trong niềm tôn kính, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió… Lễ hội kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động: thi đấu thể thao, triển lãm ảnh, chương trình văn nghệ…

T.LỘC - H.NGUYÊN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm