Hậu Giang đề nghị phân bổ 2.100 tỉ để giải phóng mặt bằng cho cao tốc

(PLO)- UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Bộ GTVT phân bổ  hơn 2.100 tỉ để xây dựng bốn khu tái định cư và chi trả bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 19-8, UBND tỉnh Hậu Giang có Công văn gửi Bộ GTVT đề nghị phân bổ kinh phí thực hiện các khu tái định cư (TĐC) phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau (cao tốc Cần Thơ - Cà Mau).

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 110 km, quy mô giai đoạn 1 gồm bốn làn xe, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 110 km, quy mô giai đoạn 1 gồm bốn làn xe, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng.

Theo đó, UBND tỉnh đã đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư lập thủ tục đầu tư xây dựng bốn khu TĐC để phục vụ hai dự án thành phần nêu trên, tổng kinh phí khoảng 246 tỉ đồng.

Đồng thời, UBND tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án. Tuy nhiên, đến nay địa phương chưa có nguồn vốn để triển khai thực hiện xây dựng bốn khu TĐC.

Do đó, UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận phân bổ hơn 2.100 tỉ. Cụ thể, phân bổ 246 tỉ đồng cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh để đầu tư xây dựng bốn khu TĐC phục vụ cho dự án. Cạnh đó, phân bổ khoảng 1.860 tỉ đồng cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Theo thống kê, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang ảnh hưởng 1.877 hộ dân. Đến nay, địa phương đã tiến hành kiểm đếm, hiện các huyện có dự án đi qua đang lập thủ tục để ban hành và triển khai thông báo thu hồi đất. Dự kiến đến giữa tháng 9-2022 sẽ tiến hành áp giá, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đợt 1 với diện tích khoảng 350ha.

Tháng 7-2022, khảo sát tại nút giao IC4 thuộc dự án này trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương có cao tốc đi qua, khi nhận cọc mốc GPMB cần triển khai nhanh công tác kiểm đếm, bồi thường cho người dân. Ảnh: CHÂU ANH

Tháng 7-2022, khảo sát tại nút giao IC4 thuộc dự án này trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương có cao tốc đi qua, khi nhận cọc mốc GPMB cần triển khai nhanh công tác kiểm đếm, bồi thường cho người dân. Ảnh: CHÂU ANH

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 110 km, quy mô giai đoạn 1 gồm bốn làn xe, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng, được Bộ GTVT giao do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Cao tốc có điểm đầu tại nút giao IC2 (nút giao nối vào Quốc lộ 91 – Quốc lộ Nam Sông Hậu, TP Cần Thơ), điểm cuối kết nối vào tuyến tránh TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

Dự án được chia thành hai dự án thành phần, gồm đoạn Cần Thơ - Hậu Giang có chiều dài hơn 37 km và đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài hơn 73km. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, cao tốc đi qua hơn 63km, chiếm gần 60% toàn tuyến với bốn nút giao.

Theo dự kiến, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Bốn khu Tái định cư trên địa bàn Hậu Giang phục vụ cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, gồm:

- Khu TĐC tại thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành), tổng kinh phí đầu tư khoảng 55 tỉ đồng.

- Khu TĐC tại xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp), tổng kinh phí đầu tư khoảng 102 tỉ đồng.

- Khu TĐC tại thị trấn Nàng Mau (huyện Vị Thủy), tổng kinh phí đầu tư khoảng 53 tỉ đồng.

- Khu TĐC tại thị trấn Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ), tổng kinh phí đầu tư khoảng 36 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm