Mới đây thông tin bé gái 7 tháng tuổi ở Thanh Hóa được người nhà cho uống thuốc cam chữa loét miệng đã khiến bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng. Theo Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận và điều trị cho 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Phần lớn, ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng...
Thuốc cam chứa chì gây ngộ độc cho trẻ 7 tháng tuổi tại Thanh Hóa. Ảnh cho bệnh viện Bạch Mai cung cấp.
Nguyên nhân nhiễm độc chì
Trước tình trạng ngộ độc chì này, Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai đã cho biết ngộ độc chì không chỉ là do sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc. Theo đó cơ thể bị nhiễm chì từ nhiều nguồn khác nhau như môi trường, thuốc và thực phẩm, hay từ nguồn tiếp xúc do hoạt động giải trí và sở thích.
Đối với môi trường, con người dễ bị nhiễm chì từ không khí do xăng dầu có chì hay ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nhiễm chì từ các loại sơn chứa chì và bụi của chúng. Ngoài ra đất, nước bị ô nhiễm bởi các hoạt động khí thải chì, hoặc dụng cụ chứa đựng chì cũng là nguyên nhân cho chì xâm nhập cơ thể.
Đối với thuốc và thực phẩm: Các thuốc nam dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi,… lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn). Đây là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em ở các tỉnh miền Bắc hiện nay. Đặc biệt nếu các thuốc dạng bột hoặc viên có màu đỏ, vàng cam hoặc hồng. Ngoài ra những thực phẩm đồ hộp, hay nguồn rau, củ, quả trồng trong môi trường ô nhiễm do chì...cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm chì.
Một nguyên nhân khác khiến cơ thể nhiễm chì là do tiếp xúc với đồ chơi, trang sức ở dạng đồ chơi có chì, hay dùng mĩ phẩm như son, kem dưỡng chứa chì... Người tiêu dùng còn bị nhiễm chì từ chính công việc của họ như lao động trong hàn, chì, sữa chữa tàu, thiết bị điện, vẽ tranh, đánh bắt cá...
Mức nguy hiểm của nhiễm độc chì
Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay sử dụng nước nhiễm một lượng chì lớn, trong thời gian dài có thể khiến con người bị nhiễm độc và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Điều này cũng được Trung tâm chống độc bệnh viên Bạch Mai lưu ý và cho biết ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại về ảnh hưởng của chì lên phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên tiếp xúc với chì rất dễ bị sảy thai, hoặc thai nhi chết ngay sau khi sinh ra. Ngoài ra, chì cũng có thể gây ra một số bệnh mãn tính như bệnh thận, thần kinh...
Làm gì để tránh nguy cơ nhiễm độc chì
Sử dụng thực phẩm chứa chì trong thời gian dài có thể gây tử vong. Ảnh minh họa: Internet