Hình ảnh xúc động trong nghi thức bông hồng cài áo

(PLO)- Sáng 12-8 (nhằm ngày 15-7 âm lịch), đông đảo người dân đến chùa Pháp Hoa (quận 3, TP.HCM) tham dự nghi thức “Bông hồng cài áo” nhân đại lễ Vu Lan 2022.
Cứ đến rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, chùa Pháp Hoa tổ chức lễ cài hoa lên áo nhằm bày tỏ lòng thành với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Các Phật tử ở mọi lứa tuổi tham gia nghi thức “Bông hồng cài áo”. “Mình cảm thấy lễ Vu lan rất có ý nghĩa đối với tất cả mọi người. Đây là dịp để mình cũng như mọi người nhớ đến bậc sinh thành, biết được và làm tốt bổn phận của người làm con. Nghi thức hoa hồng cài áo nhắc nhở chúng ta không quên cha mẹ, sống tốt hơn để người sống được vui lòng, người đã khuất được an nghỉ”, chị Trần Thị Kim Chi (21 tuổi – Ngụ TP Thủ Đức) bộc bạch.
Tại buổi lễ, Đại đức Thích Đồng Khai chia sẻ: “Mùa Vu Lan báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian để tưởng nhớ, tri ân đến các vị anh hùng, anh hùng liệt sĩ của dân tộc”.
Mỗi người chọn cho mình một bông hoa tương ứng và cài lên ngực áo.
Bông hồng màu đỏ thắm dành cho những người còn cha và mẹ. Người mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực bông màu hồng nhạt. Bông hồng trắng dành cho ai kém may mắn hơn, mất cả cha lẫn mẹ.
Đặt bàn tay lên ngực trái để cảm nhận và ghi nhớ công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Nhiều người đã bật khóc khi nghĩ về đấng sinh thành của mình.

Con gái cẩn thận cài hoa lên ngực áo cho mẹ bày tỏ sự hiếu thảo và lòng thành của một người con.
Buổi lễ cài hoa diễn ra trong không khí ấm áp và trang nghiêm.
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn của những người theo đạo Phật. Nghi thức “Bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan nhằm nhắc nhở mỗi người con có hiếu với cha mẹ, tưởng nhớ cha mẹ đã mất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới