Các sàn TMĐT xuyên biên giới như Shein, Temu,… thu hút sự chú ý của dư luận và cơ quan chức năng gần đây không chỉ bởi "hàng giá rẻ" mà còn vì các sàn này chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Trước ảnh hưởng của sàn Shein, sàn Temu giá rẻ... ở các thị trường trước Việt Nam như Mỹ, EU, Thái Lan, Hàn Quốc, theo các doanh nghiệp, không thể không lo ngại ảnh hưởng của các sàn này đến hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên ở góc độ hội nhập, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho biết, sau giai đoạn phát triển trong nước, TMĐT Việt Nam đang bước vào giai đoạn “toàn cầu hóa”. Không chỉ sàn Temu giá rẻ, việc các sàn TMĐT nước ngoài tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường nội địa là tất yếu. Điều này cũng tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước tiếp cận hàng hóa nước ngoài với chi phí thấp do lược bỏ nhiều khâu trung gian. Dù các sàn này chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng sớm hay muộn, họ cũng sẽ hợp thức hóa hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp TMĐT lẫn doanh nghiệp sản xuất trong nước cần phải nhìn nhận xu thế này và có sự chuẩn bị. Doanh nghiệp cần phân tích thế mạnh của mình so với doanh nghiệp ở các quốc gia khác, từ đó chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp với mình, xây dựng sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng bản địa và thương hiệu của doanh nghiệp trên môi trường TMĐT.
Việc các sàn như sàn Temu giá rẻ thâm nhập thị trường Việt Nam là xu hướng tất yếu. Việt Nam không thể hạn chế các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường trong nước, đi ngược lại các cam kết tự do thương mại. Trong bối cảnh, các doanh nghiệp Việt còn yếu hơn về nhiều mặt, áp lực cạnh tranh là không thể tránh khỏi nhưng đây cũng là động lực để buộc doanh nghiệp phải thay đổi nhanh hơn, nếu không cạnh tranh nổi thì phải thay đổi cách làm ăn, chuyển hướng sang những lĩnh vực khác.