Học quân sự có gì hấp dẫn?

Học quân sự có gì hấp dẫn?

(PLO)- Quân sự là khóa học bắt buộc mà mọi sinh viên đều phải trải qua với những ngày rèn luyện cùng súng, đạn và kiến thức về an ninh quốc phòng.

Một tháng học quân sự, bao gồm cả trực tuyến và trực tiếp, các sinh viên sẽ được trải nghiệm những hoạt động nào? Hãy cùng PLO theo chân sinh viên trong mùa học quân sự này.

Các sinh viên Trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Ảnh: NT
Các sinh viên Trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Ảnh: NT

Môi trường rèn luyện lý tưởng

Những ngày này, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh (Trung tâm) đón khoảng 4.800 sinh viên khóa 417 đến từ trường ĐH KHXH&NV, Học việc cán bộ TP và trường Cao đẳng xây dựng, học tập nội trú trong hai tuần.

Ông Đỗ Đại Thắng, Giám đốc Trung tâm cho biết, môn học giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù đòi hỏi người học phải ăn ở, sinh hoạt, rèn luyện tập trung theo chế độ, nề nếp quân đội.

Khu nhà nội trú của sinh viên

Khu nhà nội trú của sinh viên

Trước đây, do điều kiện cơ sở vật chất Trung tâm chưa đảm bảo để sinh viên ở tập trung nên giải quyết cho sinh viên ngoại trú (đi về hàng ngày), tuy nhiên qua các lần kiểm tra, cấp trên cũng đề cặp, nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Vì vậy, từ năm 2023 trở đi, Trung tâm tiến hành quản lý sinh viên ăn ở, học tập và rèn tập trung theo nề nếp quân đội. Sinh viên ở nội trú 100% cho đến khi kết thúc thời gian học tập khóa học giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trung tâm. Nhưng hiện tại, do chưa đủ chỗ ở ký túc xá để SV nội trú nên trung tâm thực hiện phương án 50% thời lượng học trực tuyến và 50% học trực tiếp. Với phương án này, sinh viên sẽ được nội trú hoàn toàn trong hai tuần thực hành.

Sinh viên đang tập tháo lắp đạn

Sinh viên đang tập tháo lắp đạn

Theo ông Thắng, Trung tâm đang tiến hành vay vốn để xây dựng hai khối nhà ở KTX. Theo kế hoạch đến tháng 9-2023, toàn bộ sinh viên các khóa học sẽ ở tập trung một tháng theo đúng quy định.

“Việc ăn ở tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo sức khỏe, an toàn cho các bạn sinh viên trong suốt thời gian học tập tại Trung tâm. Ngoài ra, các bạn còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, giao lưu gắn kết bạn bè.

Đặc biệt các bạn được trải nghiệm nếp sống quân đội của người lính thực hiện 11 chế độ trong ngày, 03 chế độ trong tuần. Từ đó thấu hiểu, những khó khăn, vất vả của người lính Bộ đội “Cụ Hồ”, để tự rèn luyện bản thân mình trưởng thành hơn. Sống có ích cho xã hội, biết trân quý những giá trị lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc, ra sức học tập để xây dựng và bảo về Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới”, ông Thắng nói.

Giảng viên Trung tá Phan Công Long đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học chiến thuật “Từng người trong chiến đấu phòng ngự”. Ảnh: Kha Nhiên

Giảng viên Trung tá Phan Công Long đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học chiến thuật “Từng người trong chiến đấu phòng ngự”. Ảnh: Kha Nhiên

Với diện tích 17,3 ha, hiện Trung tâm có 25 phòng học có sức chứa 150 sinh viên/phòng, 34 bãi tập thực hành (mỗi bãi tập đều được đặt tên theo tên các đảo của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) trong đó có 14 bãi tập có mái che; thao trường chiến thuật (3 bài phòng ngự và 3 bài tiến công) có thể phục vụ huấn luyện chiến thuật cho 6 đại đội cùng lúc. Ngoài ra, Trung tâm đã trang bị máy bắn tập MBT-03; mô hình xe thiết giáp M113 và xe tăng M41...Trung tâm cũng có hàng loạt sân chơi như bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, tennis...cho sinh viên tập luyện, thư giãn sau những giờ học.

Sinh viên tập bắn trên máy bắn tập MBT-03. Ảnh: Hoàng Quanh
Sinh viên tập bắn trên máy bắn tập MBT-03. Ảnh: Hoàng Quanh
Sinh viên sau giờ học, bên mô hình xe tăng M41. Ảnh: Kha Nhiên

Sinh viên sau giờ học, bên mô hình xe tăng M41. Ảnh: Kha Nhiên

Giảng viên Trung tá Nguyễn Đức Hiệp đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học chiến thuật “Từng người trong chiến đấu tiến công”. Ảnh: Kha Nhiên
Giảng viên Trung tá Nguyễn Đức Hiệp đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học chiến thuật “Từng người trong chiến đấu tiến công”. Ảnh: Kha Nhiên

Chương trình học quân sự gồm 4 học phần:

Học phần 1: Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Học phần 2: Công tác Quốc phòng và An ninh.

Giảng viên Nguyễn Quang Ánh đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học kỹ năng sử dụng súng Tiểu liên AK

Giảng viên Nguyễn Quang Ánh đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học kỹ năng sử dụng súng Tiểu liên AK

Học phần 3: Quân sự chung gồm 8 bài (Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Điều lệnh đội ngũ đơn vị; Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Ba môn quân sự phối hợp.

Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật gồm 5 bài (Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài ; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự; Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).

Sinh viên chơi bóng chuyền sau giờ học. Ảnh: Kha Nhiên

Sinh viên chơi bóng chuyền sau giờ học. Ảnh: Kha Nhiên

Sinh viên tham gia cuộc thi bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Ảnh: Hoàng Quanh

Sinh viên tham gia cuộc thi bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Ảnh: Hoàng Quanh

Hoạt động ngoại khóa của sinh viên học tập tại Trung tâm cũng mang tính đặc thù: không chỉ là các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngoài giờ lên lớp mà các em còn phải thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ các chế độ trong ngày từ lúc báo thức đến khi tắt đèn đi ngủ như một quân nhân trong môi trường Quân đội. Ở mỗi hoạt động đó đều có sự thi đua, phấn đấu và đánh giá kết quả trong toàn bộ khóa học.

Giải tỏa nỗi lo “lăn, lê, bò, trườn”

Tranh thủ check-in bên mô hình xe tăng ở bãi tập trước giờ vào học, Đàm Thị Cẩm Tú và Dương Châu Ngọc, Đại đội 29 vui vẻ cho biết: “Lúc chuẩn bị đi, không chỉ tụi em mà cả ba mẹ nữa cũng lo lắm, không biết có khó khăn không, có làm quen được không? Rồi còn “nghe đồn” là trung tâm kinh khủng lắm, mất vệ sinh, khắc nghiệt. Vậy mà tụi em ngỡ ngàng. Thoải mái vô cùng dù học rất căng, nhất là các bài tập thao trường”.

Dương Châu Ngọc (trái) và Đàm Thị Cẩm Tú. Ảnh: Kha Nhiên
Dương Châu Ngọc (trái) và Đàm Thị Cẩm Tú. Ảnh: Kha Nhiên

Dương Châu Ngọc dí dỏm: “Sau giờ học, chiều tối em hay ra căn tin Bờ Hồ ngồi tám với các bạn. Gửi hình về nhà, mẹ em còn nói học quân sự mà sao giống đi nghĩ dưỡng quá vậy! Đồ ăn thì quá ngon, menu đa dạng. Em lập hẳn một kế hoạch mỗi bữa theo từng món. Hai tuần ở đây chắc em không ăn hết thực đơn của hai nhà ăn với căn tin Bờ Hồ quá. Chỉ có điều nguồn nước ở Trung tâm chưa được cải thiện, còn cặn và phèn. Trước khi đi học, em và các bạn được dặn dò là phải mua thêm đầu lọc nước. Bạn nào da nhạy cảm thì dễ bị dị ứng”.

Còn Cẩm Tú thì cho biết, các bài tập quân sự lần đầu tiên được tiếp cận nên có hơi bỡ ngỡ nhưng rất thích. “Là tân sinh viên nên cơ hội giao lưu gặp gỡ các bạn cũng chưa nhiều. Học ở trường thì lên lớp rồi về. Vào đây, cả lớp chung nhau một đại đội nên gặp nhau nhiều hơn, trò chuyện nhiều hơn. Chưa bao giờ em nghĩ, một phòng 12 bạn quê ở khắp nơi, mà giờ thân thiết nhau như chị em, ngày nào cũng cười nói vui vẻ”, Tú nói.

Phạm Thái cùng các đồng đội nghỉ giải lao sau giờ học căng thẳng. Ảnh: Kha Nhiên

Phạm Thái cùng các đồng đội nghỉ giải lao sau giờ học căng thẳng. Ảnh: Kha Nhiên

"Hiện nay Trung tâm đang dùng nước hồ miễn phí nên chất lượng nước chưa tốt. Trung tâm đang xúc tiến xây dựng, kết nối với hệ thống nước của thành phố. Khi hoàn thành, chất lượng nước sinh hoạt sẽ được đảm bảo hơn". Ông Đỗ Đại Thắng

Giải lao sau giờ học, Phạm Thái, Đại đội 30 trở thành cây gây cười cho các bạn trong nhóm. Chia sẻ về việc học, Thái vui vẻ cho biết: “Kỳ học quân sự lần này đã cho chúng em được trải nghiệm về môi trường quân sự, được rèn luyện, được học tập, được hiểu hơn về giá trị của độc lập, tự do. Học quân sự làm em càng yêu nước hơn. Các bạn nói học quân sự cực chứ em thấy 3 ngày học ở đây khong bằng một ngày em dọn nhà Tết đâu (cười)”.

Sinh viên Trần Lý Minh Tâm cũng tâm sự: "Ngay từ khi nhận được kế hoạch của trường về kỳ học quân sự tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia TP.HCM, sinh viên chúng em vừa mừng, vừa lo. Mừng là lần đầu tiên được bước vào môi trường quân đội, được mặc trên mình “màu xanh áo lính” nhưng lo không biết môi trường quân sự có khắt khe lắm không? Chúng em có đủ sức khoẻ để “lăn, lê, bò, trườn” không?".

Sinh viên Trần Lý Minh Tâm. Ảnh: TL
Sinh viên Trần Lý Minh Tâm. Ảnh: TL

"Hết lo lắng này đến lo lắng khác. Những lo lắng ấy là không thể tránh khỏi đối với chúng em - những nữ sinh mới rời ghế nhà trường để bước vào giảng đường đại học. Thế nhưng vào học rồi mới thấy. Mọi nỗi lo được giải tỏa, chỉ có thể nói là: Học quá thích – Chơi quá vui – Ăn quá ngon! TRẦN LÝ MINH TÂM

Một sinh viên vừa kết thúc khóa học tập hai tuần, trước khi trở về giảng đường đại học đã gửi lại lời nhắn thân thương: “Dẫu biết trước khóa học giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ kết thúc nhưng cảm giác của những ngày cuối sao bồi hồi xúc động, mới đây thôi chúng tôi là những người xa lạ, qua một khóa học giáo dục quốc phòng và an ninh chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi, yêu thương gọi bằng hai từ “Đồng chí”.

Rồi sau này không còn phải vội thức dậy cùng nhau, không cùng nhau tập trung hành quân ra thao trường, bãi tập, không còn cảnh trêu đùa lẫn nhau trên giảng đường giờ giải lao, không còn cảnh ăn cơm, ăn kem chuối ngắm máy bay cùng nhau…và còn rất nhiều kỷ niệm tại nơi đây, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, ĐHQG-HCM.

Tuổi thanh xuân ai cũng sẽ một lần trải qua, hãy để thanh xuân không phải sống hoài, sống phí. Hãy tạo cho mình những giây phút đẹp nhất, hạnh phúc nhất...".

Nhà ăn số 1, Trung tâm đang áp dụng mô hình bữa ăn theo chế độ bộ binh đối với sinh viên. Ảnh: Kha Nhiên

Nhà ăn số 1, Trung tâm đang áp dụng mô hình bữa ăn theo chế độ bộ binh đối với sinh viên. Ảnh: Kha Nhiên

Điểm check - in xịn sò dành cho sinh viên. Ảnh: Kha Nhiên

Điểm check - in xịn sò dành cho sinh viên. Ảnh: Kha Nhiên

Bờ Hồ, điểm hẹn lý tưởng của sinh viên sau một ngày học quân sự. Ảnh: Kha Nhiên

Bờ Hồ, điểm hẹn lý tưởng của sinh viên sau một ngày học quân sự. Ảnh: Kha Nhiên

Thầy nghiêm khắc nhưng gần gũi, đời thường

Thượng tá Phạm Ngọc Tuấn là giáo viên chủ nhiệm của Đại đội 1 – Khóa 417 chúng em.

Thầy là người đảm nhận việc chỉ huy, quản lý, hướng dẫn chúng em thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình chúng em học tập môn giáo dục quốc phòng tại Trung tâm.

Chúng em nhớ nhất câu nói của thầy trong ngày đầu nhập học: “Đại đội 1 chúng ta là một gia đình, các em coi thầy như người cha, người chú của mình trong gia đình, có vấn đề gì các em cứ gặp thầy trao đổi để thầy hướng dẫn, không phải gọi điện về gia đình…”.

Giảng viên Trung tá Phạm Ngọc Tuấn bên các chiến sĩ Đại đội 1 - Khóa 417 trong giờ chia tay. Ảnh: NT

Giảng viên Trung tá Phạm Ngọc Tuấn bên các chiến sĩ Đại đội 1 - Khóa 417 trong giờ chia tay. Ảnh: NT

Thầy Tuấn không chỉ là một người thầy mà còn là người cha kính mến của chúng em. Khi thầy lên lớp giảng bài, phong thái của thầy rất nghiêm trang và đĩnh đạc nhưng không kém phần ấm áp.

Ngoài ra thầy Phạm Ngọc Tuấn còn là một người vô cùng tận tụy, theo sát học viên, không ngừng nhắc nhở và đốc thúc chúng em về quét mã quân trang, gấp xếp nội vụ, vệ sinh trong phòng ở, tác phong đi học, lên xuống lớp phải đi theo đội hình đội ngũ...Thầy dặn dò ban cán sự lớp kỹ lưỡng và luôn cung cấp thông tin kip thời, nhanh chóng, thầy luôn giải đáp mọi thắc mắc của chúng em để có môi trường sinh hoạt, học tập hiệu quả nhất.

Nhìn bề ngoài có vẻ thầy là người khó gần gũi, nghiêm khắc nhưng thực tế thầy vô cùng tâm lý, thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, động viên các em cố gắng trong học tập và rèn luyện, rất linh hoạt trong mọi tình huống mà không hề cứng nhắc. Thầy còn hướng dẫn chúng em tham gia các hoạt động ngoại khoá, tổ chức luyện tập bóng chuyền, tập văn nghệ, thu gom phân loại rác tái chế...

Nếu được hỏi có điều gì khiến chúng em phải hối tiếc khi tham gia kỳ học quân sự này? Chúng em sẽ không ngần ngại đáp: “Không!”. Bởi trên chuyến hành trình này, Đại đội 1 chúng em đã có thầy - người luôn đồng hành cùng chúng em trong tất cả các nhiệm vụ. Tập thể Đại đội 1 xin gửi đến thầy Tuấn lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất. Mong thầy có thật nhiều sức khỏe, luôn giữ sự nhiệt huyết để tiếp tục thắp sáng và “truyền lửa” cho các thế hệ sinh viên sau này trong sự ngiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và hứa với thầy sau khi chúng em tốt nghiệp đại học, chúng em sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.Đại đội 1- Khóa 417/23 Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM

Đọc thêm